(Lichngaytot.com) Những cách cư xử sai lầm cần tránh này có thể là những hành động vô thức vì ta từng cho rằng nó bình thường nhưng chúng đang âm thầm phá vỡ cuộc sống tốt đẹp của bạn đấy.
1. Đừng bắt nạt người thật thà
Người thật thà thường bị xem là ngu ngơ, khờ dại. Vì thế, những người tự cho rằng mình khôn ngoan thường kiếm cớ để bắt nạt, trịch thượng với những người này.
Thế nhưng người hiểu biết thực sự họ sẽ không như thế, thậm chí họ còn sẵn sàng ra mặt để bảo vệ người đó hoặc nếu có thể, còn ân cần chỉ bảo, hướng dẫn.
Chỉ có những kẻ mạnh thực sự, tinh thần thông suốt mới đủ hiểu biết để thông cảm và thấu hiểu cho kẻ yếu, đó là một phẩm chất tốt đẹp, là một dạng cảnh giới không phải ai cũng đạt được.
Thế nhưng người hiểu biết thực sự họ sẽ không như thế, thậm chí họ còn sẵn sàng ra mặt để bảo vệ người đó hoặc nếu có thể, còn ân cần chỉ bảo, hướng dẫn.
Thực tế, những ai hay lớn tiếng chê bai người khác thực ra lại là người yếu đuối từ bên trong. Họ che lấp những nỗi đau tinh thần của mình hoặc cảm giác kém cỏi của bản thân bằng cách công kích người khác. Che đi cảm giác không chắc chắn từ sâu trong lòng và tạo cho mình cảm giác luôn được ở trong vỏ bọc an toàn.
2. Đừng có việc là nhờ vả người khác
Một trong những cách cư xử sai lầm cần tránh của người đời đó là cứ có việc vì khó, có trở ngại một chút là nhờ người khác giúp ngay lập tức. Họ tự tước đi sức mạnh của mình vì không chịu động não, tư duy để tìm cách xử lý, chỉ nghĩ tới việc nhờ dựa ai đó.
Sống trên đời, ai cũng muốn được sống cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, chẳng ai muốn nhận thêm gánh nặng trên vai, thế nên, đừng lấy vấn đề của bản thân mà tạo thêm gánh nặng cho người khác.
Sống trên đời, ai cũng muốn được sống cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, chẳng ai muốn nhận thêm gánh nặng trên vai, thế nên, đừng lấy vấn đề của bản thân mà tạo thêm gánh nặng cho người khác.
Thử xem người khác như chính bản thân mình để cảm nhận rằng họ đã khó chịu như thế nào khi không thể tập trung vào việc của mình khi gặp đối tượng hay nhờ vả, cầu cứu tới mình.
Hãy xem người khác là người khác để tôn trọng tính độc lập, không xâm phạm tới họ; hãy xem mình là chính mình để nâng niu bản thân, sống vui vẻ từng ngày.
3. Đừng ép buộc người khác
Chúng ta hay thể hiện sự phiến diện vì cứ nghĩ rằng ai cũng suy nghĩ giống mình, rồi áp đặt nghĩ rằng điều đó tốt cho họ. Thế nên mới có chuyện các ông bố, bà mẹ ép con thực hiện giấc mơ dang dở của mình mà quên hỏi: Ước mơ của con là gì.
Rồi những ông chồng, bà vợ ép vợ/chồng làm theo ý mình vì theo họ đó mới là tốt, là hay. Hãy ghi nhớ lời Khổng Tử từng nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân". (Điều gì bản thân mình không muốn, chớ làm với người khác, chớ ép người khác.)
Rồi những ông chồng, bà vợ ép vợ/chồng làm theo ý mình vì theo họ đó mới là tốt, là hay. Hãy ghi nhớ lời Khổng Tử từng nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân". (Điều gì bản thân mình không muốn, chớ làm với người khác, chớ ép người khác.)
Sống trên đời, đừng cho rằng mình sống thiện nên muốn người khác tuân theo cái thiện của mình. Rất nhiều người không nghĩ cho người khác nên họ vô tình ép người khác tới đường cùng mà không nghĩ tới hoàn cảnh không may ta rơi vào tình huống tương tự thì như thế nào.
Ví dụ điển hình như hiện nay đó là các hội anti-fan lập ra để bài xích, không cho một người nổi tiếng nào đó có cơ hội làm việc, hợp tác với các nhãn hàng... đang ngày càng phổ biến, họ làm theo ý mình, cho rằng mình hoàn toàn đúng tới mức o ép người khác.
Ví dụ điển hình như hiện nay đó là các hội anti-fan lập ra để bài xích, không cho một người nổi tiếng nào đó có cơ hội làm việc, hợp tác với các nhãn hàng... đang ngày càng phổ biến, họ làm theo ý mình, cho rằng mình hoàn toàn đúng tới mức o ép người khác.
Hơn ai hết, ta cần nhận thức được rằng, nên tôn trọng ý kiến, văn hóa của người khác, và khắc sâu trong lòng rằng dù trong tình huống nào, chớ đẩy ai tới đường cùng.
4. Đừng cười nhạo người khác
Một trong cách cư xử sai lầm cần tránh đó là ta hay đem chuyện của người khác ra để cười nhạo, thỏa mãn sự đắc chí của mình trong nhất thời mà không biết rằng bạn đã làm tổn thương ai đó tới mức nào.
Mỗi cá nhân đều có vai trò ngang bằng nhau trong xã hội này, không có ai hơn ai kém. Vì thế, hãy luôn thể hiện sự tôn trọng, thái độ nhún nhường với người khác bạn nhé.
Mỗi cá nhân đều có vai trò ngang bằng nhau trong xã hội này, không có ai hơn ai kém. Vì thế, hãy luôn thể hiện sự tôn trọng, thái độ nhún nhường với người khác bạn nhé.
5. Gặp chuyện lại nổi nóng
Chúng ta thường không để ý đến những lời mình nói khi tức giận, mà không biết rằng những câu nặng nề đó có thể làm tổn thương người khác và không thể lấy lại được. Gặp chuyện không như ý ta càng phải biết giữ bình tĩnh, thậm chí, chúng ta hãy là cảm ơn cả những lúc khó khăn mà nhờ đó, chúng ta mới trưởng thành.
Câu chuyện về sự tức giận đã từng cho ta thấy rằng cho thấy tức giận biến ta thành kẻ ngốc dù là vua hay người có trí. Vì thế, tùy tiện giận dữ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà còn cả phúc lộc của mình.
Câu chuyện về sự tức giận đã từng cho ta thấy rằng cho thấy tức giận biến ta thành kẻ ngốc dù là vua hay người có trí. Vì thế, tùy tiện giận dữ không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe mà còn cả phúc lộc của mình.
“Cuộc sống rất ngắn ngủi. Người duy nhất bị tổn thương sau xung đột lại chính là bạn. Hãy tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân mình” - Tom Giaquinto.
Tha thứ cho người khác và chính bản thân cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần. Điều quan trọng là phải để cho tất cả chúng ta được nghỉ ngơi và sửa chữa sai lầm.
6. Đừng tách biệt mình với thế giới bên ngoài
Nếu chỉ là một cây tre đơn độc bạn sẽ dễ dàng bị quật ngã trong gió bão. Chúng ta cũng vậy, sống trên thế gian này cần nương tựa, tương tác nhau để tồn tại, phát triển, do đó không thể tách biệt mình ra với mọi người được.
Sẽ có lúc ta cần thời gian riêng tư để tĩnh lặng, dành thời gian cho bản thân, để nhìn lại mình nhưng đừng vùi sâu quá lâu trong khoảnh khắc đơn độc đó. Chúng ta vẫn phải gặp gỡ, giao lưu, học hỏi nhiều hơn từ mọi người xung quanh.
Sẽ có lúc ta cần thời gian riêng tư để tĩnh lặng, dành thời gian cho bản thân, để nhìn lại mình nhưng đừng vùi sâu quá lâu trong khoảnh khắc đơn độc đó. Chúng ta vẫn phải gặp gỡ, giao lưu, học hỏi nhiều hơn từ mọi người xung quanh.
7. Chớ tự cho mình thanh cao
Nhiều người tự cho mình trên tài, khôn ngoan nên xem thường những người mà họ cho là thấp kém hơn, không có địa vị bằng mình. Họ không hiểu răng chấp nhận chịu thiệt thậm chí là "xuống nước" không hề là kẻ ngốc, họ là kẻ khôn ngoan thực thụ.
Trong cuộc đời này, có rất nhiều người giỏi hơn ta, xuất sắc hơn ta. Hãy duy trì lối tư duy khiêm tốn, đừng tự cho mình thanh cao.
Trong cuộc đời này, có rất nhiều người giỏi hơn ta, xuất sắc hơn ta. Hãy duy trì lối tư duy khiêm tốn, đừng tự cho mình thanh cao.
Khi người khác coi bạn là lãnh đạo cũng đừng vì thế mà "chỉ tay 5 ngón" để sai bảo, quát mắng, cho rằng mình có quyền hành để như vậy, cái bạn cần là được mọi người nể trọng từ trong tâm, không phải bằng cách bạn cố tình thể hiện.
Quyền lực là nhất thời, tiền bạc là những vật ngoài thân, chỉ có sức khỏe là của mình, làm người là việc lâu dài, là việc của cả đời.