1. Hạn chế nói "không" với con
Nhiều người không thích con chạy nhảy vì khó trông, lo lắng trẻ bị tổn thương. Trên thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế giới thông qua xúc giác và vị giác, nếu cha mẹ ngăn cản nhiều sẽ cản trở sự phát triển trí tuệ của con.
Hầu hết các bậc phụ huynh không nhận ra rằng mình đang mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con. Việc thường xuyên chỉ dùng từ "không" đang ngăn trở sự phát triển độc lập của trẻ.
Việc quan tâm, lo lắng cho con không có gì là sai, thế nhưng nếu thái quá sẽ hạn chế mong muốn học hỏi và sự sáng tạo của con. Trẻ em cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, do đó, hãy quan tâm con đúng mức và để con tự khám phá thế giới xung quanh.
Ví dụ như thấy con chạm tay vào nước nóng thì bạn chỉ cần nói: Nước nóng, con sắp làm gì nguy hiểm thì chỉ nói: Nguy hiểm,... Việc của bố mẹ đó là tạo cho con môi trường an toàn để được khám phá, chúng ta chỉ nên là người quan sát, nếu trong tình huống không an toàn mới hỗ trợ.
2. Phát triển khả năng quan sát
Trau dồi kỹ năng quan sát không chỉ tốt cho người lớn mà còn đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ. Khả năng này sẽ tốt lên theo thời gian khi được tích luỹ dần trong quá trình tăng trưởng và cha mẹ có thể trau dồi một cách có ý thức và tối ưu hoá các kỹ năng quan sát của mình.
Thế nên khi các con đã có hiểu biết cơ bản về thế giới, cha mẹ có thể bắt đầu tập trung rèn luyện kỹ năng này. Nếu bạn đang ở công viên, có thể chỉ cho con cách quan sát thái độ của mọi người và hỏi con: "Con nghĩ người đó đang cảm thấy thế nào?".
Ban đầu có thể hỏi lại con đã thấy những gì qua một sự vật, hiện tượng, sau đó khi con lớn hơn thì cho con viết nhật ký từng ngày. Đây là phương pháp tăng khả năng quan sát cho trẻ hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nên thường xuyên "đổi cảnh" bằng việc cho con tới những địa điểm khác nhau. Cùng một sự vật, hiện tượng có trẻ quan sát được nhiều, có trẻ quan sát được ít, điều này phụ thuộc vào trí thức và sự hiểu biết của trẻ. Trẻ hiểu biết càng nhiều, liên hệ được với thực tế, ấn tượng để lại trong trẻ càng lâu, trẻ sẽ quan sát tốt hơn.
3. Cho phép con được thất bại
Tâm lý chung của các ông bố bà mẹ đó là "xót" con nên không muốn nhìn thấy cảnh chúng thất bại nhưng đó là quá trình cần thiết để rèn luyện nghị lực cho trẻ. Thế nên ngay cả các bậc phụ huynh cũng cần phải trang bị cho mình một trái tim mạnh mẽ để đón nhận những điều như thế xảy ra trong cuộc sống của trẻ.
Khi hiểu rằng thất bại là một phần của thành công thì chúng ta sẽ chẳng có gì phải sợ hãi hay né tránh cả. Quan trọng nhất đó là thất bại chính là cơ hội để trẻ học cách sửa chữa sai lầm. Bố mẹ phải biết cách giúp trẻ không được nản chí và đứng lên từ chính nơi chúng vấp ngã. Thế nên hãy dạy con được thất bại vì đó là cách bạn cho chúng sức mạnh, đôi cánh bay xa và cao hơn
4. Tiền do công sức mình làm ra mới đáng quý
Bức thư của Abraham Lincoln gửi thầy giáo con trai mình có đoạn: "Xin thầy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô la nhặt được trên hè phố".
Điều này cho thấy tiền mà do công sức của mình bỏ ra mới thực sự đáng quý. Trong khi đó tiền do cơ may, vận may mang tới không nên xem trọng vì nó luôn tiềm tàng mối họa.
Thế nên bố mẹ cần phải dạy con lao động, yêu thích việc đó và biết quý trọng sức lao động của mình từ sớm bằng cách hướng dẫn con làm việc nhà. Đừng vì muốn chúng tập trung học hành nên việc gì cũng làm hộ, cuối cùng chúng lại trở thành "gà công nghiệp", không biết tự chăm sóc bản thân.
5. Khuyến khích sở thích đọc sách của con
Vậy nên, chính các phụ huynh cũng cần làm gương bằng việc có thói quen đọc sách ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để con được nhìn thấy và dễ dàng noi gương.
6. Học tương tác với mọi người
7. Khuyến khích con bộc lộ cảm xúc
Họ không hiểu rằng ai cũng cần bày tỏ cảm xúc của mình, nếu không việc kìm nén này không tốt cho quá trình phát triển của những đứa trẻ lành mạnh, khi những cảm xúc tiêu cực tích tụ, trẻ dần trở nên tự ti, thu mình và ít nói.
Thực tế là mỗi khi chúng ta dạy trẻ cách xử lý cảm xúc, cha mẹ sẽ thấy trẻ trưởng thành hơn rất nhiều. Khi gặp một vấn đề tương tự, trẻ sẽ biết cách giải quyết ổn thỏa.
Ngay cả cựu Abraham Lincoln - Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ gửi thư cho thầy của con nhắn nhủ rằng: "Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt..."
8. Khen ngợi thành tích của con
Có thể vì quá quan tâm tới kết quả học tập của trẻ nên khi con không có thành tích như ý thì thay vì cùng con tìm ra giải pháp thì chúng ta lại chí trích, mắng mỏ, coi thường con. Điều này không làm cho kết quả học tập khá lên mà còn khiến cho bọn trẻ bị tổn thương tinh thần, suy giảm lòng tự trọng.
Thế nên nếu để con có thể trở thành một người thành công trong tương lai thì các bậc phụ huynh cần phải điều chỉnh ngay cách giao tiếp với con. Hãy học cách khen ngợi thành tích của chúng đúng cách.
Nhìn chung, việc xác định điểm mạnh của trẻ rất khó và áp lực nhưng để hoàn thành nhiệm vụ này bố mẹ cần kiên nhẫn để củng cố những điều tốt đẹp trong bản thân các con.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: