Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cách ăn bánh chưng không béo Tết Nhâm Dần 2022, bạn đã thử chưa?

Thứ Ba, 11/01/2022 08:33 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của nhiều hộ gia đình người Việt, chúng tôi sẽ mách nhỏ bạn cách ăn bánh chưng không béo Tết Nhâm Dần 2022.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Giá trị dinh dưỡng trong bánh chưng

Cach an banh chung khong beo Tet Nham Dan 2022
 
 Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm và mâm cỗ cúng mùng 1 Tết của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Món ăn này vừa mang đậm đà bản sắc dân tộc lại hợp khẩu vị nhiều người, có bao giờ bạn biết thành phần dinh dưỡng và lượng calo có trong bánh chưng là như thế nào chưa.
 
Bánh chưng là món ăn rất giàu năng lượng và có nhiều dinh dưỡng như chất béo, đạm, vitamin (nhân thịt), đườn. Khoảng 1/8 góc bánh chưng có giá trị dinh dưỡng của một bát cơm đầy có kèm thức ăn
 
Chỉ có thể tính được bánh chưng bao nhiêu calo bằng các nguyên liệu làm lên nó , dựa vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam được công bố bởi Bộ Y tế. Trong cùng trọng lượng 100 gam Bánh Chưng gồm có :
 
Gạo nếp: 344 kcal, 74,5 gam carb 8,6 gam protein 1,5 gam chất béo
Đậu xanh: 328 kcal, 53,1 gam carb, 23,4 gam protein 2,4 gam chất béo
Thịt lợn ba chỉ( ba rọi): 260 kcal, 0 gam carb 16,5 gam protein, 21,5 gam chất béo
Hạt tiêu: 231 kcal 
Muối: Không chứa nhiều năng lượng đáng kể.
 
Để làm 10 chiếc bánh chưng, bạn sẽ cần 5 kg gạo nếp, 1,5 kg đỗ xanh, 1 kg thịt lợn, do lượng hạt tiêu không đáng kể nên chúng ta sẽ không tính đến. Như vậy, trong 10 chiếc bánh chưng sẽ chứa: 344×50+328×15+260×10 = 24.720 kcal. 
 
Vậy 1 chiếc bánh chưng 750 gam (chưa tính lá dong và lạt) chứa khoảng 2.472 kcal. Mỗi 1 gam bánh chưng chứa xấp xỉ 3,3 kcal. 
 
Thông thường, mọi người sẽ cắt bánh chưng làm 8 miếng đều nhau, mỗi một miếng sẽ chứa khoảng 309 kcal. Trong đó có 56,7 gam carbohydrate, 11,8 gam protein và 4 gam chất béo.
 
Để vận động và tiêu hết miếng bánh chưng này, một người nặng trung bình 60 kg cần đạp xe 50 phút (ở tốc độ chậm) hoặc chạy bộ 33 phút (pace 6,8 phút/km), hoặc dành ra 1 tiếng 40 phút sau bữa ăn để dọn dẹp. 
 
Vì có nhiều gạo nếp nên khi ăn bánh chưng sẽ có cảm giác đầy bụng và no lâu. Nghe đến đây nhiều người đang giảm cân có lẽ sẽ hết hồn hết vía.
 
Theo cách ăn bánh chưng không béo Tết Nhâm Dần 2022 có chỉ ra rằng bánh chưng chỉ phù hợp với những người thiếu cân, có nhu cầu tăng cân, người mới ốm dậy và người đang cần nhiều năng lượng.
 

2. Bí quyết ăn bánh chưng không tăng cân

 

2.1 Ăn kèm nhiều loại rau xanh

 
Ăn kèm rau xanh với bánh chưng giúp bạn chống ngán hiệu quá và kiểm soát phần nào cân nặng, cung cấp thêm chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa bớt khó chịu và nhẹ nhàng hơn, chống táo bón.
 

2.1 Ăn với củ kiệu, dưa hành muối chua

 
Ăn cùng củ kiệu, dưa muối, hành muối chua giúp bánh chưng tiêu hóa tốt hơn, hạn chế được việc tăng cân. 
 
Khi ăn dưa hành cùng bánh chưng, nên ngâm dưa hành trong nước ấm. Cách làm đơn giản này có thể giảm bớt lượng muối có trong dưa hành.
 
Tuy nhiên, những người có các bệnh lý về dạ dày, cao huyết áp, tim mạch không nên ăn các loại rau, quả muối chua nhiều vì đây là thực phẩm chứa hàm lượng muối và acid cao, không tốt cho những người có đường ruột kém.
 

2.3 Không ăn kèm với các món tinh bột khác

 
Nếu đã ăn bánh chưng rồi thì bạn không nên ăn thêm các món nhiều tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì nữa để hạn chế lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể. 
 
Ngoài ra, cũng nên hạn chế các món chiên, xào nhiều mỡ trong bữa ăn đó. Bánh chưng vốn dĩ đã có nhiều calo rồi mà bạn còn ăn thêm các món tinh bột, chiên xào có nhiều calo nữa thì tăng cân đúng là không oan uổng chút nào.
 

2.4 Không ăn nhiều bánh chưng rán

 
Bánh chưng vốn dĩ đã rất nhiều chất béo, khi rán trong dầu mỡ thì lượng chất béo lại càng tăng thêm.
 
Bánh chưng rán có mùi vị hấp dẫn, là món ăn ngon sau ngày Tết của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, bánh chưng chiên rán với dầu mỡ thường tích tụ rất nhiều chất béo. Ăn nhiều có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến bạn bị tăng cân mất kiểm soát.
 

2.5 Không ăn bánh chưng vào buổi tối

 
Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, nếu ăn nhiều nhưng lại hoạt động ít, mức tiêu hao năng lượng thấp hơn so với năng lượng được hấp thu. Lâu dần sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra bệnh béo phì.
 
Thử hỏi nếu nạp một lượng lớn bánh chưng vào buổi tối còn đi kèm thêm một vài món phụ rồi lên giường đi ngủ thì lượng calo khổng lồ của bạn làm thế nào để tiêu hao hết? Ngoài ra ăn bánh chưng vào buổi tối còn cây cảm giác nặng bụng, dễ tăng cân, thậm chí còn gây ra các bệnh về tim, cao huyết áp.
 

2.6 Nên ăn bánh chưng vào buổi sáng, trưa

 
Các bạn chỉ nên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, sau khi ăn cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao đi bớt chất béo có trong bánh chưng. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 100g bánh, tức 1/8 cái bánh chưng, không nên ăn quá nhiều.
 

3. Lưu ý khi ăn bánh, làm bánh chưng

 
Luu y khi an banh, lam banh chung
 

3.1 Dùng thịt nạc làm nhân bánh


Gói bánh bằng thịt nạc nhiều hơn thịt mỡ. Thịt nạc không xấu như nhiều người lầm tưởng. Nó là một thực phẩm ăn kiêng thân thiện với việc giảm cân vì hàm lượng protein cao và ít calo.
 

3.2 Dùng gạo lứt gói bánh


Bạn có thể dùng gạo lứt, nếp lứt để gói bánh chưng. Gạo lứt giúp giảm cân rất tốt vì nó chứa rất nhiều chất xơ và giúp no lâu. Bên cạnh đó, gạo lứt còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư.
 
Tuy nhiên nếu như bạn tin vào "phép màu" mà gạo lứt đem lại để ăn bánh chưng thả ga không muốn lên cân sau Tết thì lại hoàn toàn sai lầm. Việc giảm cân hay giữ nguyên cân nặng không xảy ra tức khắc mà cần có chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập phù hợp.
 

3.3 Gói nhiều chiếc bánh nhỏ


Gói các chiếc bánh nhỏ hơn bình thường để gây cảm giác nhanh no, đánh vào tâm lý của bản thân, ăn nhiều chiếc bánh nhỏ còn hơn ăn một miếng bánh to.
 

3.4 Không thêm nhiều muối


Không cho nhiều muối vào khi gói bánh. Muối góp phần vào làm gia tăng béo phì. Muối tự nó không gây tăng cân mà khi ăn nhiều khiến cơ thể khát nước trong thời gian dài. Mà hầu hết chất lỏng đều ít nhiều có chứa đường cho nên đây chính là nguyên nhân trước mắt của bệnh béo phì.
 
Không ăn bánh chưng mốc: Không ăn bánh chưng khi đã bị mốc. Bánh chưng dù đã cắt bỏ phần bị bánh chưng bị hỏng hoặc chế biến bằng cách rán lên nhưng nấm mốc vẫn có thể xâm nhập sâu bên trong, người dùng vẫn phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc.
 

4. Những người tuyệt đối không nên ăn bánh chưng

 

4.1 Người bị bệnh thận

 
Bánh chưng là một món ăn ngày Tết giàu năng lượng, nhiều chất béo, nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.
 
Ngoài ra, bánh chưng cũng là món ăn được liệt kê vào số những món có chứa nhiều muối, ảnh hướng xấu tới những người đang mắc bệnh thận.
 

4.2 Những người béo hoặc béo phì

 
Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.
 
Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
 

4.3 Người bị cao huyết áp

 
Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp.
 

4.4 Người bị bệnh tim

 
Bánh chưng ẩn chứa nguồn năng lượng dồi dào, cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
 

4.5 Bệnh tiểu đường

 
1/8 chiếc bánh chưng thông thường vào dịp Tết đã có giá trị dinh dưỡng của một bát cơm đầy có kèm thức ăn. Do đó người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chứng vì sẽ gây tăng đường huyết.
 

4.6 Người bị đau dạ dày

 
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
 

4.7 Người bị mụn nhọt

 
Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.

Mời bạn xem thêm tin cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X