(Lichngaytot.com) Nói càng nhiều càng dễ xảy ra sai sót, đôi khi yên lặng trầm ổn mới là biểu hiện của bậc trí giả quân tử. Người biết rõ nhưng không hỏi, đó mới chính là người đã đạt đến cảnh giới trí tuệ cao nhất của nhân sinh.
- Giáo dưỡng lớn nhất của đời người chính là giữ được sự hòa nhã trong mọi hoàn cảnh
- Thấm thía lời dạy của người xưa qua câu chuyện về phúc đức: Người nhân hậu ắt có phúc báo sâu dày
Người xưa có câu: Biết rõ nhưng không hỏi, đó là một loại trí tuệ của bậc trí giả.
Theo đó, những bậc quân tử đạt đến cảnh giới trí tuệ cao nhất của đời người dù biết rõ nhưng sẽ không bao giờ hỏi ra khỏi miệng 3 điều dưới đây.
1. Người quân tử không hỏi những điều xấu hổ
Con người khi làm bất cứ việc gì đừng chỉ chú ý đến kết quả mà còn phải quan tâm đến cách thức, phương pháp tiến hành.
Trong quá trình giao tiếp với người khác, một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ là phải tránh nói những điều khiến đối phương cảm thấy xấu hổ, lúng túng, đừng nên hỏi những điều không nên nói ra khỏi miệng.
Đây chính là điều người quân tử biết rõ nhưng không hỏi để tránh khiến hai bên cùng khó xử.
Bởi khi đã biết đó là chuyện xấu hổ nhưng không hỏi tới tức là đang đành cho đối phương sự tôn trọng và thiện ý.
Lấy ví dụ như trong trường hợp, có hai người bạn cùng đi đến một nhà hàng kiểu Tây sang trọng để ăn cơm, trong đó có một người bạn luống cuống tay chân vì không hiểu rõ những lễ nghi trong ăn uống của người phương Tây.
Lúc này, người bạn của anh ta mới hỏi rằng: "Có phải anh chưa từng đi ăn hàng Tây bao giờ không?"
Câu hỏi này đương nhiên sẽ khiến trong lòng cảm thấy không thoải mái, mặt đỏ bừng, bữa cơm này chẳng còn ngon miệng. Quan hệ của hai người từ đó cũng xảy ra lục đục, không còn tốt đẹp.
Chính vì thế nên khi nói chuyện hay làm bất cứ việc gì cũng nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, nếu cảm thấy lời mình sắp nói ra có thể khiến đối phương xấu hổ thì tốt nhất đừng nói gì hết.
Thế nhưng đặt mình vào vị trí của người khác lại là một trong những điều mà chúng ta xem nhẹ nhất nhưng rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Đặt mình vào vị trí của người khác, để cảm nhận, hiểu được cảm xúc của họ, và nhìn toàn bộ tình huống từ quan điểm của người kia.
Đó là một trong những phẩm chất cần thiết nhất của một người tử tế, là giá trị tu dưỡng quan trọng. Bởi nó có thể cứu vãn rất nhiều mối quan hệ và hạn chế rất nhiều phiền não, đau khổ không đáng có cho người khác và ngay cả chính bạn.
Câu hỏi của người bạn không hề có ý quan tâm, an ủi hay giúp đỡ người kia, mà chỉ là một cách chế giễu, cười cợt. Cách cư xử đúng đắn trong tình huống này là không nên nói gì và lặng lẽ giúp đỡ, chỉ dạy nhẹ nhàng về quy tắc trên bàn ăn phương Tây cho người bạn của mình.
Không nên làm cho người khác cảm thấy khó chịu, mặc dù câu hỏi của bạn không có ý gì hết, nhưng vẫn có thể làm cho người khác bị tổn thương, từ đó mà làm ảnh hưởng đến tình cảm của hai người, cũng làm ảnh hưởng đến cảm nhận của người khác đối với bạn, cảm thấy bạn là người giao tiếp rất kém cỏi.
Để lại ấn tượng về sự giao tiếp kém cỏi cho người khác, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn trong những mối quan hệ bình thường, mà còn ảnh hưởng đến công việc của bạn, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc đời của bạn.
Xem thêm: 4 điều tu dưỡng đạo đức luôn được các bậc quân tử đề cao, học được ắt sẽ thành người xuất chúng
2. Không hỏi những điều gợi sự đau buồn
Những điều phiền não, đau khổ của mình thì chỉ bản thân mình mới chịu được. Câu hỏi mà bạn đặt ra không thể không giúp được gì cho người khác, còn vô tình gợi ra những niềm đau với họ, khiến họ tổn thương thêm một lần nữa.
Con người ai cũng có lòng hiếu kỳ cho nên chúng ta luôn tràn ngập hứng thú muốn được biết rõ hơn về những điều mình không nằm trong phạm vi mà mình nắm giữ, trong đó có cả những niềm đau của người khác.
Nhiều khi nghi vấn của chúng ta chỉ xuất phát từ tâm lý tò mò, dò xét, chứ không phải thật tâm quan tâm tới người khác. Cho dù thế nào, đã là niềm đau thì chẳng ai muốn phải đối mặt với nó.
Biết rõ nhưng không hỏi những điều gây đau buồn cho người khác chính là cảnh giới mà người quân tử đề cao.
Nếu cảm thấy câu hỏi của mình sẽ làm cho người khác đau khổ thì đừng hỏi, không nên chỉ vì “lòng tốt” của mình mà lại làm cho người khác thêm đau. Bạn làm như vậy thì cũng đừng trách người khác coi “lòng tốt” của bạn là lòng lang dạ sói.
Nên dùng tâm cảm nhận, đối với nỗi đau của người khác thì đừng nói gì hết, đừng sát thêm muối vào vết thương của người khác.
Đọc thêm: 8 đức tính tốt nhất định phải tu dưỡng mới mong có được phúc lộc, tiền tài
3. Không hỏi vấn đề riêng tư
Đã gọi là điều bí mật thì người trong cuộc không bao giờ muốn tiết lộ nó ra ngoài. Đối với họ, để cho bí mật vĩnh viễn là bí mật, đó mới chính là cách giúp đỡ họ tốt nhất.
Điều khiến người ta ghét nhất trên thế giới này chính là bị người khác soi mói, tọc mạch vào chuyện riêng tư của mình.
Cho nên người thông minh là người không tùy tiện dò hỏi việc riêng tư mà người khác đã muốn giấu kín, nhất là chuyện tình cảm hay vấn đề về cuộc sống gia đình của họ.
Nếu người trong cuộc muốn nói sẽ tự nhiên tiết lộ, còn nếu họ đã không muốn nói, cho dù có biết rõ, bạn cũng nên để cho bí mật đó được chôn sâu mãi mãi.
Có một câu chuyện kể rằng: Có hai người bạn A và B làm chung trong một công ty, A vô tình biết được bí mật về mối quan hệ ngoài luồng của chồng cô bạn B.
Sau nhiều lần bị A hỏi thăm về tình hình gần đây cũng như trêu chọc, B cảm thấy rất khó chịu. Tình bạn giữa hai người cũng vì thế mà dần xảy ra nhiều xung đột rồi cắt đứt với nhau.
Bạn thấy đấy, không ai thích bị người khác nắm giữ bí mật của mình chút nào, cho dù là bạn thân đi chăng nữa, điều đó cũng rất khó chấp nhận.
Bạn có biết: 5 điều nhất định phải luôn giữ bí mật kẻo họa vào thân
Càng là người thân hay bạn bè thân thiết càng phải chú ý về điều này, hãy giữ lại cho đối phương một chút không gian riêng và những bí mật riêng tư của họ.
Với bí mật của người khác, người quân tử biết rõ nhưng không hỏi tới bao giờ. Đó vừa là tôn trọng đối phương vừa là thể hiện sự tinh tế của bản thân.
Cho dù người khác có nói bí mật đó cho bạn biết thì cũng tuyệt đối không nên nhắc lại điều này sau lưng người ta, đặc biệt là lại đem bí mật đó đi kể lể với những người khác.
Họ tin tưởng bạn nên mới kể cho bạn, nhưng nhìn xem bạn có xứng đáng với lòng tin đó không khi đi rêu rao khắp nơi?
Kể cả bạn có bao biện rằng mình có lòng tốt thế nào, nhưng việc đi tiết lộ bí mật riêng tư của người trong cuộc cho người ngoài biết tức là bạn đã sai, đã làm chuyện xấu, vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra.
Giữ được bí mật mà người khác giao phó cho mình là biểu hiện cơ bản nhất về sự chân thành, tin tưởng và tín đức của một người.
Không phải tất cả mọi sự quan tâm đều cần nói ra miệng, không phải tất cả sự săn sóc đều cần phải hành động. Có đôi khi biết rõ nhưng không hỏi mới là cảnh giới trí tuệ lớn nhất của bậc quân tử
Lam Lam