(Lichngaytot.com) Bí quyết thắng đối thủ được thiền sư tiết lộ khiến chúng ta nhận ra rằng góc nhìn khác nhau sẽ cho ta câu trả lời so với suy nghĩ ban đầu của mình.
Câu chuyện về 2 đường thẳng song song
Một cậu học trò tin tưởng rằng thiền sư lớn tuổi sẽ có thể giải đáp mọi thắc mắc của cậu và một hôm cậu mạnh dạn hỏi:
- Thưa Thiền sư, bí quyết thắng đối thủ của mình là gì ạ?
Vị thiền sư hiền từ lúc này bảo cậu học trò tìm cho mình một nhành cây, sau đó, ông vạch xuống đất một đường thẳng và nói:
- Con hãy làm cách nào khiến cho đường thẳng này ngắn lại mà không xóa nó, trả lời được thì hãy đến tìm ta.
- Con hãy làm cách nào khiến cho đường thẳng này ngắn lại mà không xóa nó, trả lời được thì hãy đến tìm ta.
Câu học trò không ngừng tìm cách giải bài toán của vị thiền sư trên suốt đường về nhà. Cậu nghĩ mãi, nhưng cũng không biết làm cách nào khiến đường thẳng kia ngắn lại mà không xóa bớt nó đi.
Cậu thầm nghĩ đó là yêu cầu vô lí. Hết 3 ngày mà không tìm ra đáp án, cậu bèn đến gõ cửa thầy thiền sư một lần nữa. Cậu học trò nói:
- Thưa Thiền sư, con thật không biết làm cách nào khiến đường kẻ này ngắn đi cả.
Cậu thầm nghĩ đó là yêu cầu vô lí. Hết 3 ngày mà không tìm ra đáp án, cậu bèn đến gõ cửa thầy thiền sư một lần nữa. Cậu học trò nói:
- Thưa Thiền sư, con thật không biết làm cách nào khiến đường kẻ này ngắn đi cả.
Vị thiền sư mỉm cười, sau đó lại dùng một nhánh cây khác, nhẹ nhàng vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng kia, nhưng dài hơn đường thẳng cũ một chút, đoạn mỉm cười:
- Con xem, chẳng phải là đường thẳng cũ đã ngắn hơn so với đường thẳng mới rồi sao?
- Con xem, chẳng phải là đường thẳng cũ đã ngắn hơn so với đường thẳng mới rồi sao?
Vị thiền sư nhẹ nhàng giải thích:
- Đối thủ của con chính là đường thẳng ban đầu, con không có cách nào khiến cho họ trở nên tồi tệ hơn. Con chỉ có một cách duy nhất, đó là khiến cho bản thân con trở nên suất sắc hơn. Đừng quan tâm đối thủ của mình “ngắn hay dài, cao hay thấp”, hãy cứ trở thành đường thẳng “dài nhất”. Đến lúc ấy, chẳng ai có thể đánh bại được con.
- Đối thủ của con chính là đường thẳng ban đầu, con không có cách nào khiến cho họ trở nên tồi tệ hơn. Con chỉ có một cách duy nhất, đó là khiến cho bản thân con trở nên suất sắc hơn. Đừng quan tâm đối thủ của mình “ngắn hay dài, cao hay thấp”, hãy cứ trở thành đường thẳng “dài nhất”. Đến lúc ấy, chẳng ai có thể đánh bại được con.
Bài học: Chúng ta có tâm lý ngưỡng mộ hoặc ghen tị với những thành công của người khác và tự trách thân trách phận. Nhưng ta chẳng thế ngồi đó mong họ bị hạ bệ để kém cỏi hơn chúng ta, mà chỉ có cách tự nỗ lực để trở nên giỏi giang hơn, bản lĩnh hơn đối thủ.
Do vậy, thay vì hy vọng người khác thất bại, gục ngã, thì chính mình hãy đứng dậy, luôn kiên cường tiến nhanh lên phía trước để bản thân vượt trội hơn và càng vượt trội hơn
Chỉ nên hơn thua so với chính mình
Con người ta hay có máu hơn thua, thấy ai đó có thành tích hơn ta là bắt đầu thấy ghen tị sôi lên trong lòng. Thậm chí, ta còn lấy mục tiêu đạt được cuộc sống hay thành công như họ để ta vượt qua.
Hầu hết ta cho rằng đó là điều hay, điều bản thân nên theo đuổi để tiến bộ mỗi ngày. Thế nhưng không ít người sẽ cảm thấy đuối sức và quá xa vời vì có thể khi ta bằng được cái mốc đó thì người ấy cũng đã có một mốc khác vượt xa ta rồi. Thế mới thấy hai xuất phát điểm khác nhau, ta cố hơn thua chỉ thêm mệt mỏi mà thôi.
Tiêu cực hơn, có người quyết chơi xấu đối thủ để họ phải ngang bằng hoặc thua kém hơn ta. Thế nhưng có thử rồi ta mới biết, hạ bệ người khác cũng chẳng thể làm ta tốt lên.
Về tâm lý thắng - thua cũng đã xuất phát từ sai lầm trong tư duy trong khi thế giới bây giờ đang khuyến khích chúng ta nên thắng - thắng, nghĩa là ai cũng có lợi.
Vì thế, đua hoài với người ta chỉ khiến tâm mệt mỏi, chớ nên tính toán chi li vì người tính cũng không bằng trời tính. Vậy là không có bí quyết thắng đối thủ, vậy ta nên làm gì mới phải?
Hầu hết ta cho rằng đó là điều hay, điều bản thân nên theo đuổi để tiến bộ mỗi ngày. Thế nhưng không ít người sẽ cảm thấy đuối sức và quá xa vời vì có thể khi ta bằng được cái mốc đó thì người ấy cũng đã có một mốc khác vượt xa ta rồi. Thế mới thấy hai xuất phát điểm khác nhau, ta cố hơn thua chỉ thêm mệt mỏi mà thôi.
Tiêu cực hơn, có người quyết chơi xấu đối thủ để họ phải ngang bằng hoặc thua kém hơn ta. Thế nhưng có thử rồi ta mới biết, hạ bệ người khác cũng chẳng thể làm ta tốt lên.
Về tâm lý thắng - thua cũng đã xuất phát từ sai lầm trong tư duy trong khi thế giới bây giờ đang khuyến khích chúng ta nên thắng - thắng, nghĩa là ai cũng có lợi.
Vì thế, đua hoài với người ta chỉ khiến tâm mệt mỏi, chớ nên tính toán chi li vì người tính cũng không bằng trời tính. Vậy là không có bí quyết thắng đối thủ, vậy ta nên làm gì mới phải?
Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất Platon |
Thực ra, việc cuối cùng vẫn là quay về chính mình, sửa bản thân mình và chỉ cần hôm nay mình hãy hơn mình hôm qua đã là đủ.
Chúng ta phải thoát khỏi những so sánh mù quáng trong cuộc sống khiến chính mình chẳng thể nào yên, tâm luôn loạn động chỉ vì bạn có bộ đồ đẹp hơn, có nhà to hơn, có xe xịn hơn,...
Hạnh phúc là phải cảm nhận từ trong tim chứ không phải tới từ sự hơn thua. Nhà bạn to và rộng rãi thật, còn nhà tôi, tuy nhỏ nhưng ấm áp, sáng rực. Cần phải biết giảm bớt đi những so sánh mù quáng mới có thể tìm thấy ánh sáng và những điều tốt đẹp trong cuộc sống của mình.
Giới trẻ bây giờ thường nhìn vào những thần tượng để bắt chước nhưng họ mò mẫm mãi vẫn không biết nên nghe theo ai vì cuối cùng bạn sẽ nhận ra những người thành công mỗi người có con đường riêng.
Thế nên điều gì ngăn cản con đường không cho dẫn đến thành công, dù áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Đó chính là bạn chưa tìm ra đúng con đường của chính mình, không phải bắt chước một ai cụ thể mà có thể là tổng hòa, là chọn lọc từ những bí quyết người thành công, hoặc cũng có thể là không theo một ai cả.