Trước hết, hãy giải thích cho con hiểu lý do con cần phải làm việc nhà, giúp con biết rằng việc con làm là góp phần vào sự phát triển chung của cả nhà và chính bản thân mình. Việc có ý thức làm việc nhà sau này sẽ giúp ích cho con rất nhiều trong cuộc sống.
1. Giao việc nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ
- Khi con 3-5 tuổi: Ở lứa tuổi này, các bậc phụ huynh có thể bắt đầu hướng dẫn các con biết tự cất quần áo của mình, vứt khăn giấy, lau bàn sau bữa ăn, tự thu dọn đồ chơi vào giỏ sau khi chơi xong, tự sắp xếp phòng ngủ cho gọn gàng, hay tắt đèn trước khi đi ngủ... Có thể con thường hay quên và làm không đạt mong muốn nhưng hãy kiên nhẫn hướng dẫn con tường chút một. Nếu bố mẹ chê bai những gì con cố gắng chúng sẽ nhanh chóng bỏ cuộc và không chịu làm tiếp.
Những bí quyết làm việc nhà cùng con trở nên dễ dàng hơn |
2. Tạo cuộc thi nhỏ xem ai làm việc nhà tốt hơn
Thông thường, bạn nên hỏi con câu hỏi lựa chọn hai phương án như: Con muốn dọn bàn ăn hay lau nhà? Bằng cách này, trẻ sẽ thấy rằng mình được chọn làm việc, là con tự nguyện muốn làm công việc đó. Thế nhưng, cuối cùng vẫn phải là bố mẹ quyết định ai làm việc gì dù trẻ không muốn làm.
Ngoài ra, nếu gia đình nào có nhiều con thì có thể tổ chức cuộc thi để khuyến khích trẻ tham gia. Nhất là các con thường có tính cạnh tranh, chúng khá hứng thú với các cuộc thi nhỏ như thế này.
Ví dụ như bố mẹ làm giám khảo xem ai gấp quần áo nhanh, đẹp nhất; ai lau chùi bàn sạch bóng nhất, ai có thể dọn đồ chơi trong vòng 10 phút…
Ngoài ra nên thêm cả lựa chọn như “Trợ giúp của người thân” để các con có thể hỗ trợ nhau khi được yêu cầu, những trẻ còn nhỏ sẽ không cảm thấy buồn và thất vọng vì thua cuộc.
3. Bốc thăm nhiệm vụ cần thực hiện
Bạn có thể tạo ra những chiếc thẻ bằng giấy trên đó có ghi các công việc nhà khác nhau. Bỏ tất cả chúng vào chiếc hộp, rổ, mũ... để các con bốc thăm, tự chọn lấy công việc nhà sẽ làm. Đừng quên ghi thêm một chiếc thẻ may mắn trên đó có ghi “Hôm nay là ngày nghỉ của con”.
Áp dụng việc này vào ngày nghỉ cuối tuần sẽ càng tạo không khí vui tươi cho cả nhà, mọi thành viên cùng làm việc và cùng nghỉ ngơi. Cách làm này sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự phấn khích, tránh được tâm lý tị nạnh, trẻ vừa hào hứng lại vừa có thể hỗ trợ việc nhà cho bố mẹ.
Tỷ phú Rockefeller dạy con trai cách làm giàu và đó cũng là bài học quý giá cho hậu thế. Ông dạy các con rằng: Đừng mơ sẽ giàu có nếu chỉ dựa vào chăm chỉ,
4. Hãy làm việc cùng nhau
Hơn nữa, không khí sẽ vui hơn rất nhiều khi tất cả các thành viên trong gia đình cùng bắt tay vào làm việc. Trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm thân thiết khi làm việc cùng bố mẹ hay anh chị em.
Ví dụ như ai phân loại tất, quần áo vào giỏ, ai mang đồ đi giặt, ai phơi đồ, ai lau nhà,... tất cả mọi người cùng làm. Hoặc nếu bạn cần giúp làm bữa tối, hãy để trẻ làm bếp trưởng và quyết định thực đơn có những món gì, còn những người khác thì sẽ giúp đỡ làm bữa tối.
Bạn cũng có thể bật nhạc trong khi làm việc nhà, tất cả các thành viên vừa làm việc vừa hát vui vẻ để trẻ thêm hứng thú làm việc chứ không phải bị bắt buộc.
5. Khen thưởng trẻ nếu làm việc nhà xuất sắc
Bạn có thể lập ra một hệ thống khen thưởng khi trẻ làm tốt các công việc nhà, ví dụ như mỗi khi trẻ hoàn thành tốt một công việc thì sẽ được đánh giá tương đương với sticker được dán lên bảng khen thưởng. Và khi trẻ đạt được 10 ngôi sao thì bố mẹ có thể thưởng cho chúng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như mua món đồ trẻ thích, cho trẻ đi xem phim hay đưa đi ăn món ngon mà chúng ao ước.
6. Trả một chút tiền nhỏ
Khen thưởng việc con làm không chỉ dừng lại ở việc ngôi sao hay sticker để khuyến khích mà bạn cũng có thể cho con tiền và thông qua đó bắt đầu dạy con những bài học liên quan tới việc sử dụng tiền bạc trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn cần có hệ thống cụ thể về số tiền tương ứng cho từng việc con làm (lưu ý là nên để số tiền nhỏ thôi). Nhờ chăm chỉ làm việc nhà, các con có thể kiếm thêm tiền để bỏ vào ống tiết kiệm.
Mong muốn của con bị trì hoãn để hạn chế việc chúng mua sắm tùy hứng, thiếu đi sự cân nhắc. Ví dụ như con phải làm việc nhà hai tháng mới mua được đồ chơi thì khi chi tiền mua chúng sẽ cân nhắc hơn và hiểu rằng kiếm tiền chưa bao giờ là việc dễ dàng, chúng không tùy tiện vòi vĩnh nữa.
7. Cách xử lý trẻ trì hoãn
Chúng sẽ vẫn say sưa với đồ chơi, xem phim hoạt hình, chơi game trên điện thoại... Lúc này, các phụ huynh cần phải dứt khoát, không nên giải thích rông dài hay nói quá nhiều, tránh việc "gọi con như hò đò".
Hãy ngay lập tức chấm dứt bất cứ điều khiến trẻ mất tập trung như tắt điện thoại hoặc lấy đi trò chơi mà trẻ đang chơi. Thông báo cho con biết rằng nếu con hoàn thành việc nhà sẽ được trả lại đồ.
Một số bài viết cùng chuyên mục: