Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Những bí quyết dưỡng sinh của Tôn Tư Mặc giúp thần y sống tới 141 tuổi

Thứ Tư, 13/11/2024 17:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bí quyết dưỡng sinh của Tôn Tư Mặc sau đây là các bài tập ở các vị trí khác nhau của cơ thể - nơi tập trung những huyệt đạo quan trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Tôn Tư Mạc là thầy thuốc nổi tiếng của Trung Hoa thời cổ đại được tôn vinh là Dược Vương. Tương truyền ông sống đến năm 141 tuổi nhưng giữ được ngoại hình trông trẻ trung như thanh niên, tai nghe mắt thấy tinh tường, người đời tôn kính coi ông là Thần tiên chốn hạ giới.

Ông nổi tiếng uyên bác, thông hiểu kinh sử, học thuyết. Là bậc tu hành cao thâm, kiến thức y khoa đồ sộ. Từ năm lên 7, ông đã thông thạo những cuốn sách vỡ lòng, đọc thuộc văn chương hơn ngàn chữ. Tới năm 20 tuổi, ông đã có thể đĩnh đạc luận bàn về học thuyết lớn của Trang Tử, Lão Tử.

Bí quyết của ông sống thọ là chủ yếu nhờ vào dưỡng sinh thuận theo tự nhiên, bảo trì sự cân bằng. Ông cho rằng, nếu người bệnh khéo chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thì sẽ không bao giờ bị bệnh. Nếu cần chỉ "Lương y trị bệnh với các phương thuốc và châm cứu thì thân thể có thể hết bệnh, trời đất có thể tiêu tai ương".
 
Vị Thần y này dày công nghiên cứu và kết hợp tư tưởng dưỡng sinh của Nho gia, Đạo gia, Phật gia vào Trung y. Từ đó, các phương pháp dưỡng sinh thiết thực mà hiệu quả được ông kết tinh, tự mình thể nghiệm.
 
Ví dụ như sinh hoạt thường ngày cần phải ổn định, không nên trái với quy luật tự nhiên, không nên lười biếng vận động, khí huyết lưu thông, ăn uống cần phải điều độ, không nên cứ một mực theo đuổi danh lợi, tâm tính cần phải bảo trì sự cân bằng,…
 
Sau đây là những bí quyết dưỡng sinh của Tôn Tư Mặc tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng đòi hỏi sự kiên trì mỗi ngày. 

bi quyet duong sinh cua Ton Tu Mac
 
 

1. Lắc đầu

 
Cách lắc đầu có thể cải thiện sức khỏe mà lương y lừng danh Tôn Tư Mạc thực hiện đó là trước tiên chống hai tay lên hông. Sau đó, nhắm mắt, cúi đầu và từ từ quay đầu sang phải, rồi từ từ trở lại vị trí cũ. Thực hiện tổng cộng 6 lần rồi lặp lại quay đầu sang trái 6 lần tương tự.

Nếu ai kiên trì thực hiện động tác này thường xuyên có thể giúp đầu óc bạn linh hoạt. Lưu ý thực hiện động tác từ từ, nếu không bạn sẽ cảm thấy chóng mặt.
 

2. Cách vuốt đầu dưỡng sinh

 
Xoa hai lòng bàn tay vào nhau 36 lần cho khi ấm lên, sau đó bắt đầu dùng 10 đầu ngón tay và lòng bàn tay vuốt nhẹ từ trán ra tận đằng sau gáy rồi vòng ra trước cổ.

Thực hiện việc xoa này 10 lần mỗi buổi sáng và tối.
 
Phần đầu có nhiều huyệt đạo quan trọng, thường xuyên làm động tác dưỡng sinh đơn giản này có thể ngăn ngừa chứng đau đầu, ù tai, bạc tóc và rụng tóc.
 

3. Thường xuyên đảo mắt

 
Mắt làm việc rất nhiều mỗi ngày vì thế nhớ thực hiện việc đảo mắt thường xuyên để giúp mắt được thư giãn, luôn giữ được vẻ tinh anh.

Trước tiên hãy nhắm mắt lại, sau đó mở ra thật mạnh, đảo tròng mắt theo hình tròn ngược chiều kim đồng hồ, lần lượt sang phải, lên trên, sang trái, đi xuống và tiếp tục lặp lại liên tục 3 vòng như vậy.

Tiếp đó, làm ngược lại bằng việc đảo mắt theo chiều kim đồng hồ 3 vòng.
 
Động tác này giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt và rất tốt cho người đang bị tật cận thị.
 

4. Mát-xa tai và gáy

 
Dùng lòng bàn tay che hai lỗ tai, từ từ ấn vào trong, khi buông ra nên nghe thấy tiếp “phập”. Lặp lại 10 lần.
 
Hoặc dùng hai lòng bàn tay úp vào tai (để cho vành tai lật ngược lại), để ngón trỏ đè lên ngón giữa (để có lực mạnh hơn), sau đó dùng ngón giữa ấn nhẹ vào huyệt Phong trì ở 2 bên gáy 10 lần. 
 
Làm hai động tác này trước khi đi ngủ sẽ giúp tăng cường trí nhớ và thính giác.
 

5. Thường xuyên gõ răng

 
Miệng khép lại, hàm răng trên và dưới va vào nhau, không cần phải dùng lực quá mạnh, nhưng khi 2 hàm răng va vào nhau phải phát ra tiếng kêu. 
 
Làm như thế này 36 lần có thể thông qua kinh lạc ở hàm dưới, giúp cho đầu óc tỉnh táo, tăng cường sự hấp thụ của đường ruột, phòng ngừa sâu răng và sự thoái hóa răng.

Thực ra gõ răng chia ra khá phức tạp, như nửa hàm bên trái gõ vào nhau thì gọi là “minh thiên chung”, nửa hàm bên phải gõ vào nhau gọi là “kích thiên minh”… nhưng thông thường chỉ cần hai hàm răng va vào nhau là được.
 
Bi quyet cua Ton Tu Mac
 

6. Thường xuyên cuộn lưỡi

 
Cuộn lưỡi lên rồi đưa sâu vào trong cổ họng (mới thực hiện chỉ cần cuộn lưỡi chống lên vòm họng), từ từ tập đưa vào trong, có tác dụng kích thích thành cổ họng, khoang miệng, thúc đẩy khí huyết vận hành cục bộ.

Mỗi khi cuộn lưỡi như vậy sẽ kích thích làm cho nước bọt trong khoang miệng tiết ra nhiều, khi đã đầy miệng thì từ từ nuốt xuống, thường là chia làm 3 lần, yêu cầu nuốt xuống phải có tiếng “ực”.
 
Theo Đạo giáo cho rằng nuốt nước bọt có thể tẩy trừ độc khí, uế khí trong nội tạng. Theo Y học hiện đại cho thấy, trong nước bọt có rất nhiều loại enzyme, vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa lại vừa phân giải độc tố, tiêu diệt tế bào ung thư. 

Theo Phật giáo, không phải ai cũng biết nước bọt được xem là nước cam lồ của chính mình, của những người dụng công tu tập. Đó là lý do mỗi khi ngồi thiền thì chỉ cần uốn đầu lưỡi lên hàm trên, nếu có nhiều nước dãi thì nên nuốt vào.

Vì ngồi thiền, ngồi lâu, nước dãi bắt đầu có vị ngọt. Theo đó, những ai tự ống thứ nước cam lồ này của chính mình thì không ăn cơm cũng không đói, không uống nước cũng không khát, tới lúc mọi thứ như nhập làm một, thời khắc đều ở trong định.
 

7. Rửa mặt dưỡng sinh 

 
Rửa mặt dưỡng sinh khác với rửa mặt thông thường là không dùng nước.

Hãy xoa hai lòng bàn tay của bạn vào nhau 36 lần cho ấm lên, sau đó vuốt mặt như thực hiện rửa mặt bình thường, xoa lên mặt theo hình vòng tròn từ trong ra ngoài.. Làm động tác này này thường xuyên có thể giúp làn da hồng hào và sáng bóng mà không có nếp nhăn.
 

8. Thường xuyên vận động eo

 
Để thực hiện động tác xoay người sang trái thì tay phải ở trước bụng, tay trái ở sau lưng. Tay phải ở trước vỗ nhẹ vào bụng dưới, tay trái ở sau vỗ nhẹ vào huyệt Mệnh môn nằm trên cột sống lưng.

Sau đó vặn người theo chiều ngược ngại tức là sang bên phải thì tay trái trước bụng, tay phải sau lưng. Tay trái ở trước vỗ nhẹ vào bụng dưới, tay phải ở sau vỗ nhẹ vào huyệt Mệnh môn nằm trên cột sống lưng.
 
Thực hiện ít nhất 50 lần, nhưng 100 lần sẽ tốt hơn. Vận động tay chân nhịp nhàng cùng cơ thể theo cách này sẽ giúp ruột và dạ dày khỏe hơn, tăng cường khí thận, ngăn ngừa chứng khó tiêu, đau dạ dày và đau thắt lưng.
 

9. Thường xuyên xoa bụng

 
Xoa hai tay vào nhau 36 lần cho ấm lên, sau khi làm nóng tay thì bắt chéo tay, đặt lên bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn với phạm vi to dần.

Chỉ cần động tác dưỡng sinh đơn giản này giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp thụ và giảm nguy cơ bị chướng bụng.
 

10. Co cơ hậu môn

 
Khi hít vào, thắt chặt các cơ xung quanh vùng hậu môn. Giữ hơi thở của bạn trong vài giây cho đến khi bạn không thể chịu đựng được, sau đó thở ra và thư giãn. Bạn có thể thực hành bất cứ lúc nào.

Tốt nhất nên thực hiện 20 - 30 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Tương truyền, Vua Càn Long thường xuyên thực hiện động tác này để giữ gìn sức khỏe .
 

11. Thường xuyên xoay đầu gối

 
 
Cổ nhân có câu: "người già thì chân sẽ già trước, thận hư thì chân sẽ mỏi trước". Do đó, muốn khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ thì phải bắt đầu tập luyện từ 2 bàn chân trở đi.

Trước tiên, hãy giữ tư thế đứng thẳng, hai bàn chân song song, sau đó hơi cúi đầu gối xuống, 2 tay để lên đầu gối, chuyển động đầu gối sang 2 bên trái, phải 20 lần. 
 
Động tác này giúp làm khỏe khớp đầu gối.
 
 

12. Thường xuyên xoa chân

 
Dùng tay phải xoa bàn chân trái và bàn chân phải bằng tay trái 36 lần. Xoa từ gót chân lên đến ngón chân, sau đó xoa từ gót chân trở xuống.

Dùng hai ngón tay thay phiên nhau ấn huyệt Dũng Tuyền dưới lòng bàn chân, lặp lại 100 lần.
 
Lòng bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt vị, kinh mạch quan trọng nên xoa bóp thường xuyên có thể tăng cường chức năng ngũ tạng, chữa mất ngủ, cân bằng huyết áp, giảm đau nhức đầu.

Bên cạnh đó vỗ vào chân cũng là vị trí vỗ giúp sống thọ, khỏe mạnh dài lâu của danh y thọ 141 tuổi Tôn Tư Mặc áp 
 

13. Thường xuyên đi bộ

 
Hãy thẳng lưng, bước đi thoải mái, tự nhiên, giữ tâm thái hòa ái, không có tạp niệm lòng không suy nghĩ chuyện vướng bận và thưởng thức phong cảnh trên đường đi.

Từ xưa tới nay, đi bộ luôn là một hình thức vận động hữu ích, có tác động tích cực tới sức khỏe một cách rõ rệt.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X