Vì đâu người xưa căn dặn con cháu: "Bảy không đi tám không về"

Thứ Năm, 11/01/2024 18:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu nói: Bảy không đi tám không về, nhằm nhắc nhở về lối sống và hướng dẫn chúng ta nên điều chỉnh thái độ sống để tránh ảnh hưởng không tốt đến bản thân và gia đình của mình.
 

1. “Bảy không đi” có nghĩa là gì?


"Bảy không đi" là lời nhắc nhở của cổ nhân về việc một người trước khi đi ra khỏi nhà phải lưu ý 7 việc. Nhất là người đàn ông - người chủ gia đình, phải sắp xếp mọi việc đâu ra đấy, gạch ra 7 đầu việc quan trọng nhất cần làm rồi mới được đi.

Lời khuyên này phù hợp với thời điểm xa xưa, những người phụ nữ có cuộc sống bị bó buộc, thường phụ thuộc vào chồng, thế nên người chủ gia đình trước khi rời nhà phải thu xếp cuộc sống ở nhà một cách gọn gàng, chu đáo nhất, mang lại cảm giác an tâm cho vợ con rồi mới rời đi.

Nhìn chung, đường xá không thuận lợi, các phương tiện di chuyển cũng không có sẵn như bây giờ, thế nên mỗi lần người đàn ông đi xa mọi việc khá khó lường, không biết ngày nào mới về. Hơn nữa, họ cũng không dễ dàng liên lạc với người thân trong nhà, thế nên tốt hơn hết là cứ sắp đặt mọi thứ ở nhà cho an ổn thì mới nên rời đi. 

Vậy nên “Bảy không đi” cũng là muốn nhắc nhở người chủ gia đình muốn ra ngoài làm việc lớn thì trước hết phải thu xếp ổn thỏa cuộc sống gia đình. Họ phải để lại đủ tiền, hẹn ngày về, tìm người lo cho gia đình rồi mới đi. 

Bài học: Ngày nay chúng ta cũng có thể áp dụng cho cuộc sống của mình bằng việc mỗi khi làm việc gì quan trọng cũng nên sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, rồi mới tiến hành.

Ví dụ người đàn ông muốn đứng ra khởi nghiệp thì cũng phải đảm bảo tài chính ở mức vừa phải để đề phòng lỡ khi mọi việc không thuận lợi thì cũng không đẩy vợ con của mình vào những rủi ro không đáng có.

Hay trước một chuyến đi cũng đừng quên ghi ra những việc quan trọng nhất cần thực hiện để phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Ngay cả việc kiểm tra xem mình đã để một chiếc lốp xe đề phòng hay cách thay lốp xe cũng nên tự học từ trước, lúc cần có thể tự giúp mình mà không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức của cứu hộ.

7 thuật xem tướng để đời của cổ nhân: Ai cũng nên nằm lòng, chưa biết quả là thiếu sót lớn
Thuật xem tướng của cổ nhân sau đây được xem là kim chỉ nam để chúng ta chọn bạn mà chơi, chọn người để hợp tác, chọn bạn đời để yêu thương,... một cách sáng
 
 

2. “Tám không về” có nghĩa là gì?

 
 "Tám không về" mà cổ nhân nhắc đến hàm ý nói về chỉ tám tiêu chuẩn quan trọng, cần có của một người đại trượng phu đó là: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

Thời xưa, đây là những đức tính cực kỳ quan trọng, nếu ai không thực hiện được thì trở thành người đáng xấu hổ, không được ai coi trọng. 
 
Tám tiêu chuẩn này có nghĩa là:
  • Hiếu: Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. 
  • Đễ: Có lòng yêu thương anh em trong nhà,
  • Trung: Trung thành với đất nước, với vua, với bổn phận, vai trò được giao. 
  • Tín: Coi trọng chữ tín, lời hứa.
  • Lễ: Nghiêm chỉnh tuân theo quy tắc lễ phép.
  • Nghĩa: Sống ngay thẳng, chính trực;
  • Liêm: Sống liêm chính, không thể vì lợi mà quên lẽ phải;
  • Sỉ (xấu hổ): Làm việc gì cũng biết xấu hổ, soi xét việc mình làm.  
Ý nghĩa của "tám không về" được hiểu đơn giản là khi một người đi ra ngoài làm việc phải tuân thủ được những điều cốt yếu, không nên làm những điều trái với “hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ”. Đó cũng là cách thể hiện sự tôn trọng bản thân, dòng tộc và quê hương mình.

Có thể thấy không chỉ trong Phật giáo mà cổ nhân luôn xem chữ hiếu làm trọng vì nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng chỉ để bỏ đi.

Khi ra ngoài, phải ghi nhớ những điều cốt yếu và thực hiện đến cùng, không nên làm những điều ngược lại gây sỉ nhục cho gia đình hay tổ tiên kẻo không còn mặt mũi mà quay trở về.
 
Thế nên đối với cổ nhân đó là 8 đức tính quan trọng cần phải có, đi ra ngoài phải thể hiện được chí khí, con người đạo đức của mình thì mới quay trở về nhà, quê hương của mình. Còn không hãy cứ ở ngoài mà rèn giũa bản thân từng chút một.

Theo đó người xưa nhắc nhở chúng ta nhớ rằng, mỗi con người phải có ý thức làm những điều đúng đắn, xứng đáng với gia đình và tổ tiên, tránh ảnh hưởng đến bản thân và gia đình của mình. 
 
Nhìn chung "Bảy không đi tám không về" có ý chỉ về những điều cần lưu ý khi đi xa hay về nhà. Nói đúng hơn, nếu muốn ra ngoài cần phải thu xếp công việc ở nhà ổn thỏa, hậu phương ổn định mới có thể đi. Ngược lại, trước khi quay về phải soi xét xem mình đã làm tốt những điều cốt yếu của một người đạo đức và hiểu lẽ phải hay chưa. Nếu không thì không có mặt mũi mà quay trở về. 
 
Ngẫm lại thì câu nói trên hiện vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay, lời dạy của người xưa mang triết lý sâu sắc, có giá trị rất lâu dài cho con cháu áp dụng mãi về sau.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: