- 1. Đưa con đi mua sắm
- 2. Dạy trẻ chơi trò bán hàng
- 3. Cho trẻ đến cửa hàng đồ từ thiện
- 4. Cho trẻ đến ngân hàng
- 5. Cho con theo dõi hóa đơn
- 6. Mua sắm tại chợ thay vì siêu thị
- 7. Cho trẻ tình nguyện và quyên góp
- 8. Khuyến khích con bạn kiếm một ít tiền
- 9. Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình
- 10. Cho trẻ tham gia một lớp học
Một nghiên cứu của dịch vụ MoneyHelper (Anh) đã chỉ ra rằng, những hiểu biết sớm của trẻ em về giá trị đồng tiền có thể hình thành hành vi tài chính của chúng khi trưởng thành.
Những đứa trẻ này sớm trải qua những tình huống khó xử trong chi tiêu hoặc tiết kiệm sẽ ý thức hơn trong việc hình thành thói quen tích cực khi nói đến vấn đề tiền bạc.
1. Đưa con đi mua sắm
Bọn trẻ sẽ nhìn thấy cách bạn chọn những món đồ và trả tiền cho chúng. Hoặc hãy để bé thực hành thanh toán để bé hiểu mua sắm là một cuộc giao dịch. Hơn nữa có khá nhiều thông điệp liên quan đến tiền có thể gửi gắm thông qua việc đi mua sắm này.
Tiến sĩ Ems Lord thuộc đại học Cambridge cho biết: "Có tiền và tự mua một thứ gì đó theo ý mình là cảm giác rất đặc biệt: Nó sẽ giúp trẻ nhỏ tự tin hơn với tiền bạc".
Không quên giải thích cho trẻ hiểu rằng tiền bạc là hạn hữu, khi con mua thứ này thì không còn đủ mua thứ kia, cũng nên giúp trẻ nhỏ phân biệt sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn.
Sau vài lần như thế, con cũng sẽ hình thành thói quen cân nhắc hơn khi tự mình đi mua sắm sau này. Chúng sẽ có khả năng ước lượng khi mua đồ với số tiền mình có thay vì cố gắng mua những gì mình thích.
Những bài học vui vẻ về tiền dành cho trẻ nhỏ |
2. Dạy trẻ chơi trò bán hàng
Một trong những bài học vui vẻ về tiền dành cho trẻ mà bố mẹ cũng có thể chơi cùng con đó là trò bán hàng. Trước 5 tuổi, trẻ coi tiền là đồ chơi. Thông qua đó, con sẽ biết rằng muốn mua hàng phải có tiền.
Những đặc điểm chung của bố mẹ đã nuôi dạy con thành tài đó là họ đồng hành cùng con. Thế nên, ngay cả trò chơi tưởng như không dành cho người lớn này thì thi thoảng các bậc phụ huynh cũng nên tham gia cùng. Đó là cơ hội chúng ta quan sát con và gửi cho chúng những thông điệp quan trọng mà bình thường rất khó nói ra.
Trước mỗi lần chơi, cho con đổi vai trò là người mua hay người bán. Ở mỗi vai trò khác con sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
3. Cho trẻ đến cửa hàng đồ từ thiện
Đừng quên đặt câu hỏi xung quanh hoạt động đang diễn ra ở cửa hàng bán đồ từ thiện để trẻ được học hỏi qua bài học thực tế, ví dụ như: Tại sao mọi người quyên góp cho các cửa hàng từ thiện? hay: Con có muốn từ thiện đồ cũ của mình không?
Bạn cũng giải thích thêm cho con biết rằng khoản đóng góp của chúng có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào cho cuộc sống của người khác.
4. Cho trẻ đến ngân hàng
Bạn có thể đưa con chứng minh thư của mình để con đưa cho người giao dịch. Sẽ tốt hơn khi con được chủ động tương tác.
Hầu hết trẻ con ngày nay nghĩ rằng cứ cần tiền là đến ngân hàng hoặc ở máy rút tiền, trong điện thoại... Thế nhưng, nhiệm vụ của bạn đó là giúp con hiểu rằng tiền kiếm được bằng thông qua sức lao động.
5. Cho con theo dõi hóa đơn
Khi con còn nhỏ thì bạn có thể giải thích sơ cho con hiểu là tiền điện nước của gia đình mình tháng này bao nhiêu, tháng này tăng là vì lý do gì, giảm là lý do gì...
Trẻ lớn hơn có thể giúp ghi lại số tiền trên hóa đơn hoặc hỗ trợ con cách thanh toán trực tuyến. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy mình có ích, mà con sẽ có khái niệm hơn về những khoản chi tiêu cố định.
Thông qua việc này có thể hướng dẫn con nếu muốn giảm tiền điện thì nên tắt một số vật dụng không cần thiết, nếu muốn giảm tiền nước thì cần dùng nước tiết kiệm như thế nào.
6. Mua sắm tại chợ thay vì siêu thị
Vì thế, thường xuyên cho con đi chợ để chúng hiểu rằng ngoài những người có sạp rau củ lớn thì cũng có những người bán từng mớ rau nhỏ, việc kiếm tiền đối với họ khó khăn như thế nào. Khi con chọn mua rau, đưa con tiền trả cho người nông dân để hiểu rằng công sức của họ được đổi bằng tiền.
7. Cho trẻ tình nguyện và quyên góp
8. Khuyến khích con bạn kiếm một ít tiền
Juliette Collier, giám đốc tổ chức từ thiện "Campaign for Learning", nói rằng việc cho trẻ một số tiền nho nhỏ để chúng tự xử lý, chi tiêu và tiết kiệm là điều đáng để thực hiện.
Hàng tuần, hãy cho trẻ tiền tiêu vặt vào cùng một thời điểm, giống như cách trả lương để trẻ bắt đầu quản lý tiền của mình. Nhưng không nên cho con ứng tiền để tiêu, hãy cho con sớm nhận ra sự giới hạn của số tiền mình có.
Dạy con quản lý tài chính như thế nào, vì sao nên cho trẻ tiền tiêu vặt, bao nhiêu tuổi thì cho con biết về tiền... là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh
9. Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình
Ví dụ như để đưa con đi chơi hay du lịch thì việc này nên có kế hoạch. Bạn có thể lên kế hoạch tiết kiệm cùng con để cả nhà chung tay vì mục tiêu chung này.
Điều này mang lại niềm vui khi tiết kiệm cho cả nhà và giúp con thực hiện được vai trò của mình trong gia đình cũng như hiểu được tiền cha mẹ kiếm được không hề dễ dàng.
Mỗi khi cần làm một việc gì cũng đều lên kế hoạch rõ ràng, xem tháng này cần tiết kiệm bao nhiêu, như thế nào cho đủ, con cái thể hiện sự yêu thương, sẻ chia với cha mẹ dù là việc nhỏ nhất.
10. Cho trẻ tham gia một lớp học
Hãy tin tưởng và trao cho con một cơ hội, hơn nữa việc dạy trẻ quản lý tài chính sẽ như một kinh nghiệm sống để con cái nhận thấy hành trình gian khổ của việc kiếm tiền và cân nhắc trong vấn đề sử dụng đồng tiền ấy khi chúng trưởng thành.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: