Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bài học từ đôi đũa quý: Đại họa bắt nguồn từ những sai lầm nhỏ

Thứ Năm, 03/10/2024 15:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bài học từ đôi đũa quý của Trụ Vương đã cảnh tỉnh chúng ta thận trọng với những sai lầm nhỏ của mình vì chúng hoàn toàn có thể là mối họa lớn bất cứ khi nào trong tương lai.


1. Bài học từ đôi đũa quý

 
Bai hoc tu doi dua quy
 
 
Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên có chép chuyện kể về câu chuyện từ thời nhà Thương, Trụ Vương là vị vua đầu tiên sử dụng đũa bằng ngà voi.

Khi vừa được tặng đôi đũa ngà voi, Trụ Vương vô cùng thích thú, xem nó là vật quý giá của mình. Cơ Tử là một cận thần nhìn thấy được mối họa có thể xảy đến khi vua quá thích đôi đũa nên than thở:

- Đũa ngà voi chắc chắn không thể phối với đồ gốm, mà phải phối với chén khắc bằng sừng tê giác, ly bằng ngọc trắng. Có ly ngọc rồi, bên trong chắc chắn không thể đựng canh rau dại và cơm nấu bằng gạo thô, mà phải là đựng sơn hào hải vị mới tương xứng.

Ăn sơn hào hải vị rồi thì sẽ không muốn mặc áo quần xấu xí, cũng không muốn ở nhà tranh đơn sơ, nhà vua sẽ lại khao khát gấm vóc lụa là, ngồi xe sang trọng, cung vàng điện ngọc.
 
Bao nhiêu của quý trong đất nước ta rồi cũng chẳng đủ thỏa mãn cho đức vua mà còn phải đi thu gom mọi vật kỳ quái, quý giá của các nước phương xa. Nhìn đôi đũa ngà voi, ta thấy được kết quả tương lai sau này, không kìm được nỗi lo lắng cho ngài.
 
Không lâu sau những gì Cơ Tử dự đoán cũng đã trở thành hiện thực. Dục vọng của Trụ Vương quả nhiên không chỉ dừng ở đồ ăn ngon, càng ngày càng ăn chơi trác táng, chẳng màng tới quốc gia, chỉ đắm chìm trong xa hoa hưởng lạc.

Ông xây Trích Tinh Lâu và Lộc Đài, lấy rượu làm ao, treo thịt làm rừng, thu thập đồ chơi quý giá khắp nơi, khiến cho dân oán dân than, dẫn đến việc Chu Vũ Vương khởi binh phạt Trụ. Sau khi Trụ Vương bại trận, ông đã tự thiêu mình trong ngọn lửa rừng rực tại Lộc Đài. 

Không kiểm soát dục vọng của mình từ khi còn nhỏ, Trụ Vương lại để lòng tham lam của mình lấn át lý trí. Chỉ một bước đi sai trong việc ăn uống, cuối cùng lại mang đến đại họa, phải trả giá bằng cả đất nước và mạng sống.

Đừng bỏ lỡ: Trang Tử dạy ta phải biết đủ vì trường sinh bất lão hay của cải chất đầy có khi là vô nghĩa
 

2. Đại họa bắt nguồn từ những sai lầm nhỏ


Cổ nhân từng nói: "Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi, vật dĩ ác tiểu nhi vi chi", nghĩa là, đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm. 

Trong cuộc sống hành ngày, con người thường bị dẫn dắt bởi phần lớn là lòng tham của mình nhưng chẳng mấy ai tự nhận ra, họ luôn cho rằng hành động của mình như thế mới phải, là hợp lý nhưng ít nghĩ được hậu quả xảy ra lớn tới mức nào.

Trong khi đó, lòng tham chẳng hề có điểm dừng, vô độ, càng được càng tham và nó âm thầm hủy hoại cuộc sống của chúng ta mà không phải ai cũng đủ cảnh giác để tránh xa.

Sự thật mà chúng ta dễ thấy nhất ngày nay đó là có quá nhiều quan chức tham ô, nhận hối lộ và kết quả là rơi vào tù tội, đánh mất thanh danh của mình. Lúc đó, họ có hối hận cũng đã quá muộn màng.

Vậy nên cổ nhân mới khuyên chúng ta sống nên biết đủ. Vì chỉ cần một chuyện nhỏ, tưởng rằng không đáng kể, đi vượt ra chữ "biết đủ" lại có thể thay đổi, hủy hoại cả một đời người.

Bài học từ đôi đũa quý đã giúp ta nhận ra nhiều điều, một trong số đó là sự thật không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận sai lầm của mình ngay từ khi nó còn nhỏ, sau đó tìm cách chỉnh sửa. Thay vào đó chúng ta có xu hướng tin rằng nhỏ nên không sao.

Thế nhưng theo luật Nhân - Quả thì dù một hạt mầm nhỏ nào cũng có thể trở thành cây to. Khi hậu quả đến sau đó quá lớn chúng ta không thể nào gánh vác nổi.
 
Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp nên thiện - ác, tốt - xấu không dễ dàng phân định như cách chúng ta nghĩ đơn thuần. Thế nên không ít người dù cho là thường xuyên làm việc thiện nhưng vẫn có nguy cơ trượt chân vào vòng lao lý vì những sai trái của mình. 

Mọi thứ đều là sự tích lũy từ những chút nhỏ một, từ điều tưởng là vụn vặt mà thành việc lớn, một phút sơ sẩy nhỏ có thể gây ra sai lầm lớn, vậy nên hãy tỉnh táo, cần có biện pháp phòng ngừa.

Hãy thừa nhận điều đó và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động, quan điểm chưa đúng đắn ở hiện tại. Bởi lẽ, người khôn ngoan phải biết nhìn nhận sai lầm của bản thân, tự tu sửa chính mình, để tránh gieo mầm tai họa.

Tin cùng chuyên mục

X