Cuộc đời nếu mọi thứ chỉ trao đổi bằng tiền thì có quá dễ dàng hay không? Có những thứ ta phải trả giá bằng sức khỏe, bằng những tổn thương, đau đớn, thậm chí là cả mạng sống vì thế hãy dùng trí tuệ để soi sáng cho cuộc đời của mình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: “Không có bùn thì cũng chẳng thể có hoa sen”. Trên đời này chỉ có những bài học, không có cái gọi là sai lầm. Vì thế, đừng sợ sai cũng như đừng ngại đối mặt với thách thức trong đời vì chúng luôn tồn tại, có như thế ta mới trở nên mạnh mẽ hơn. Ta sẽ trưởng thành qua những trải nghiệm - chúng là những thứ sẽ định hình ta của ngày hôm nay.
Bài học về nỗi đau trong cuộc đời
Dùng tiền có thể mua quần áo, bộ mỹ phẩm hay những chuyến du lịch xa xỉ,... nhưng lại chẳng thể nào xóa mờ nỗi đau đang ngự trị trong trái tim của ta.
Có những nỗi đau để lại vết sẹo không thể xóa nhòa, nhưng nó như là liều thuốc cần thiết để bảo vệ ta khỏi những nguy hiểm trong tương lai. Chỉ khi học được từ sai lầm trước đó của bản thân và hành động khác đi để đạt được kết quả mới, ta mới thực sự trưởng thành được.
Những nỗi đau có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều buộc ta phải tự mình đối mặt, không thể trốn tránh. Ta là người duy nhất có thể tự giúp mình trong những hoàn cảnh khó khăn như thế chứ không phải ai khác.
Chúng ta không còn cách nào khác là phải giải quyết nỗi đau - nghiên cứu nó, thấu hiểu nó và chấp nhận nó. Do đó, khi chúng xuất hiện trong cuộc sống của mình, hãy lạc quan mà sống vì tiêu cực chỉ khiến bạn chùn bước và bỏ qua những cơ hội tuyệt vời trong đời mình.
Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng. Jepfecson |
Bài học về cho đi và nhận lại
Nhưng qua những sự việc như vậy là để ta có được bài học sớm nhận ra rằng mình giúp cho người khác, không phải là mình cần sự trả ơn. Dù cho người đó không tri ơn, mình cũng không bị đau khổ. Mình giúp một người cũng không phải để cho người ta tôn trọng mình. Nếu mình giúp người để cho người ta tôn trọng, thì khi người ta không tôn trọng, mình sẽ khổ đau.
Việc của mình là thương người, là giúp người, thì người ta có thương mình hay không là chuyện của người ta. Mình không để cho cách hành xử của người ta ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Chuyện xưa kể lại rằng, có một thiền sinh đang ngồi thiền ở dưới dòng suối và thấy một con bò cạp đang bị dòng nước cuốn trôi. Vị thiền sinh này mới đưa tay ra cứu lấy nó và bị nó chích. Sau đó, anh thả con bò cạp ra, rồi nó lại chích vào tay anh thêm lần nữa.
Cứ như vậy, mỗi khi anh muốn thả nó ra là nó lại liên tục chích vào tay anh. Có một người đi ngang qua, thấy vậy thì bảo anh đừng cứu nó nữa, nó đúng là đồ vô ơn.
Vị thiền sinh đó mới nói rằng, bản năng của con bò cạp là chích, bản năng của con muỗi là hút máu, bản năng của con chim là hót,… còn bản năng của con người, hay của anh là khi thấy điều gì cần giúp là anh sẽ giúp ngay.
Thế nhưng, khi cho đi cũng cần có trí tuệ để biết rằng không nên cho cái gì miễn phí quá lâu thì người ta lại xem đó là chuyện đương nhiên, không trân trọng
Bài học về thời gian và lòng kiên nhẫn
Sự kiên nhẫn còn lồng ghép cho chúng ta cả bài học về sự thay đổi: Chúng ta hay lo sợ về sự thay đổi vì cảm thấy bất an nhưng bài học về sự thay đổi đã chỉ cho ra thấy rằng phải nhờ thay đổi, chúng ta mới đạt được sự ổn định.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đối mặt được với sự thay đổi, bởi con người thường chẳng thích bước chân khỏi vùng an toàn của chính mình. Ta phải hiểu rằng, thay đổi là một phần tạm thời của cuộc sống. Phải vượt qua nó ta mới có thể tìm kiếm sự ổn định, vững chắc cho mình.
Bài học về sự gắn kết người với người
Vì thế, đừng mải mê theo đuổi tiền bạc mà quên đi việc vun đắp tình cảm gia đình, anh em, bạn bè. Khối tài sản hiện có cũng vô giá trị về mặt tinh thần, bạn ra đi mà không có kỉ niệm vui, không có những năm tháng hạnh phúc bên người thân, bạn bè, không có những ngày vượt khó cùng chiến hữu… thì quả là đáng tiếc. Những thứ kể trên tưởng đơn giản, không đáng gì nhưng sau này càng trưởng thành ta càng nhận ra, đó mới chính là giá trị thực mà không thứ gì mua được.
Nếu bạn xa quê và mỗi năm về nhà được 2 lần, 1 lần hoặc thậm chí là vài năm mới về 1 lần. Vậy nếu bố mẹ còn sống khoảng 10 năm hay 5 năm, thậm chí là 1 năm nữa thì sao? Chắc chúng ta không dám nghĩ tiếp. Vì thế, hãy dành nhiều thời gian hơn cho người thân yêu của bạn để đừng phải nói giá như.
Bài học sức khỏe là vốn quý
Do đó, bạn đừng để khi ốm đau, bệnh tật mới biết sức khỏe là vốn quý, lúc đó bạn có dành toàn bộ tài sản để đổi lấy mạng sống của mình cũng không ích gì. Vì thế, bên cạnh việc kiếm tiền thì chúng ta luôn cần có ý thức bảo vệ sức khỏe, tìm lại sự cân bằng cho thân và tâm trong từng ngày qua đi.
Đợi có bệnh mới dùng tiền bạc để chạy chữa thì khi phục hồi sức khỏe của chúng ta vẫn đã yếu đi nhiều so với trước đây. Do đó, phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn là chữa bệnh.
Có chuyện kể lại rằng, ở vùng đất nọ có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì nên anh ta có một gia tài lớn sau thời gian dài tích cóp.
Thần Chết lắc đầu:
Anh ta tiếp tục van xin:
Thần Chết đáp:
Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay: