Bài học cuộc sống về sự giận dữ
Thôi được, ta sẽ không giết ngươi nhưng cho thêm 1 năm để ngươi tìm cách trả đầy đủ số nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ không tha cho ngươi được nữa".
Ngay lúc đấy, sự giận dữ sôi sục trong lòng ông dâng trào, mắt ông đỏ ngầu đầy tức giận. Ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng làm gì khi đang giận dữ“.
Người vợ lúc này mới cho hay: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào lúc chàng không ở nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng sợ, không dám lại gần”.
Xem thêm: Lời Phật dạy về lời nói khi nóng giận: Tâm tốt nhưng miệng không tốt, phú quý nào rồi cũng tiêu tan
Chớ vội làm gì khi đang nóng giận
Tác hại khó lường của việc tức giận
Bài học từ câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta nhận ra rằng hầu hết ta đều bị cảm xúc dẫn lối, tự biến mình thành nô lệ của sự tức giận, chúng chế ngự và khiến ta làm những điều ngu ngốc cho dù trước đó chúng ta khôn ngoan, tinh ranh như thế nào đi chăng nữa.
Theo những khảo sát thực tế đã cho thấy, hầu hết những vụ phạm tội giết người đều không hề lên kế hoạch mà thường là hành động bốc phát, tức thời trong lúc tức giận. Lúc đó, tâm trí họ dường như mụ mị đi, không thể nghĩ tới hậu quả sau đó là gì, họ chỉ muốn làm gì đó để thỏa mãn cơn tức giận.
Nhiều người thậm chí còn cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà chỉ cho thấy bạn không đủ khả năng kiểm soát bản thân, thường xuyên để ngoại cảnh tác động.
Một phần vì bạn cũng không biết việc tức giận sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mình. Sự căng thẳng do giận dữ thì cơ thể sản sinh và giải phóng các kích thích tố (hoóc–môn) adrenaline và cortisol.
Những kích thích tố này khiến tim đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và tâm trí xáo trộn, đồng thời lượng đường có trong cơ thể cũng tiết ra nhiều hơn để làm căng các cơ và máu lưu thông mang theo nhiều hơn các yếu tố làm đông máu.
Giận dữ là một trạng thái kích động mạnh của con người. Nó giống như một cơn cuồng phong đang trào lên, gầm thét dữ dội nên cũng đừng lái xe trong khi đang tức giận nguy hiểm đến bạn cũng như người khác. Lúc tức giận bạn mất kiểm soát, không tập trung và tầm nhìn của bạn bị thu hẹp.
Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.
Học cách nhận diện cơn nóng giận đang tới để biết giữ im lặng, cũng không hành động bất kỳ điều gì không bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, có xin lỗi cũng đã quá muộn màng.
Cách để hạn chế bớt những cơn giận dữ
- Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
- Lời Phật dạy cho người nóng tính bạn sẽ hiểu người hay nổi giận là vì họ nuôi dưỡng những thù hằn trong lòng mình quá nhiều và quá lâu. Vì thế, hãy đừng ngại chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là bất cứ ai mà bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.
- Viết nhật ký mỗi ngày cũng là cách hay để bạn được đối thoại với chính mình, từ đó bạn biết hôm nay mình đã làm được điều gì, việc gì là nên tránh. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn.