Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Tưởng ủng hộ con dùng gạch và dao đánh bạn là sai nhưng kết quả lại khá bất ngờ

Thứ Năm, 16/02/2023 11:07 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta thường bỏ qua những bài học cuộc sống về lựa chọn và hậu quả nên thường để mặc các con tự đưa ra quyết định một cách chóng vánh, vội vàng, thiếu suy tính, khiến cuộc đời con khó có được thành công như ý.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

1. Câu chuyện về ông bố "ủng hộ" con đánh nhau


Cậu con trai lớp 2 khóc lóc về mách bố rằng ở trường có người đánh con. Nó khẳng định những người bạn đã sai và tỏ rõ thái độ tức giận. Ông bố nghe xong liền nói: 
 
- Vậy con sẽ làm gì? Có muốn bố giúp con việc gì trong tình huống này không? 
 
- Bố kiếm con một viên gạch để ngày mai con dùng nó đập chúng từ phía sau. 

Ông bố đáp lời không chút chần chừ:
 
- Bố hiểu rồi, bố sẽ tìm gạch giúp con. Vậy còn gì nữa không con trai?

Cậu bé dường như chưa nguôi cơn tức giận, nói tiếp:
 
- À, bố cho con mượn một con dao, để con đâm chúng từ phía sau.
 
-  Hay! Vậy là con được hạ cơn giận. Để bố tìm dao đưa cho con.
 
Nói xong ông bố lên gác để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Cậu bé 8 tuổi lúc này đã cảm thấy bình tĩnh hơn khi vừa được trút bầu tâm sự với bố của mình. 
 
Sau gần nửa tiếng, ông bố xuất hiện trước mặt cậu bé với rất nhiều quần áo và chăn.

Bai hoc cuoc song ve lua chon va hau qua

Bài học cuộc sống về lựa chọn và hậu quả

 
Ông bố tiếp tục đặt câu hỏi:

- Vậy con đã quyết định là dùng gạch hay dao chưa?

Trong khi đó, cậu bé không để ý câu hỏi, cậu nhìn đống đồ của bố trên tay và nói: 
 
- Nhưng bố ơi, sao bố mang nhiều quần áo và chăn của con thế ạ?
 
- À, con trai, nếu trong trường hợp con đánh nhóm bạn đó bằng gạch, chúng ta sẽ bị cảnh sát bắt giam ít nhất 1 tháng trong tù, vì vậy cần chuẩn bị quần áo và chăn.
 
Còn nếu con đâm người ta bằng dao, chúng ta sẽ phải ở tù ít nhất 3 năm, vậy nên phải chuẩn bị đồ cho cả mùa lạnh và mùa nóng phải không? Không ai có thể chống lại luật pháp. Nếu con đã quyết định vậy, bố sẽ sẵn sàng hỗ trợ con!
 
Lúc này, cậu bé phân vân một chút lại hỏi bố: 
 
- Bố, chúng ta chưa làm mà, phải không?
 
- Nhưng con trai, con có vẻ đang rất tức giận vì bị đánh phải không?

Lúc này, cậu bé mới đỏ mặt thừa nhận:
 
- Thực ra, con đã hết giận, con đã sai rồi bố ạ.
 
- Tốt thôi, bố cũng ủng hộ con! Chúng ta không thế nữa.
 
Kể từ đó cậu bé đã học cách cân nhắc kỹ càng hơn trước khi đưa ra lựa chọn. 

Bài học: Có thể thấy không chỉ câu bé trong câu chuyện trên mà rất nhiều người lớn vẫn thường hành động bộc phát, bất chấp hậu quả. Họ chỉ muốn thỏa mãn cảm xúc nhất thời của mình nhưng hậu quả sau đó vô cùng lớn mà không phải ai cũng có thể đối mặt được.

Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nên thường xuyên cho con hiểu mọi hành động đều mang đến hậu quả. Ví dụ như nếu học không chăm chỉ sẽ bị điểm kém, các bạn vượt xa mình. Ngược lại, nếu chăm chỉ, con sẽ đạt điểm cao, được khen thưởng. Khi biết được hậu quả của hành động, con sẽ đưa ra được quyết định tốt hơn.
 
Câu chuyện cuộc sống về cách dạy con: Cậu bé muốn bơi sông và cách xử lý bất ngờ của ông bố
Câu chuyện cuộc sống về cách dạy con sau đây giúp ta học hỏi về cách ứng xử với những mong muốn bộc phát của những đứa trẻ. Thay vì cáu gắt thì ta đặt ra những

2. Bài học cuộc sống về lựa chọn và hậu quả


2.1 Đừng tìm cách giải quyết hộ con mọi vấn đề


Từ câu chuyện trên chúng ta có thể thấy cùng một vấn đề nhưng ta có nhiều cách lựa chọn khác nhau, ta có thể bộc phát hành động thiếu suy nghĩ nhưng cũng có thể cân nhắc hậu quả mình có thể gây ra để biết điều gì nên, điều gì không.

Những lời của ông bố trên nghe qua tưởng rằng đang ủng hộ con trai mình làm điều xấu nhưng thực ra, ông đang thuận theo suy nghĩ của con và chỉ cho con thấy hậu quả do một hành động có thể gây ra mà con chưa từng nghĩ tới. Khi có sự "diễn tập" trong đầu trước một hoàn cảnh tệ nhất có thể xảy ra mới thực sự giúp con tự nhận thức vấn đề.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, một ông bố khác gào thét cấm đoán hoặc ngược lại tìm cách bảo vệ con quá mức trong khi không biết con mình đúng hay sai thì càng khiến tình huống trở nên khó phân xử hơn.

Không ít cậu bé trở nên tự ti, giấu hết các vấn đề mà chúng gặp phải hoặc thậm chí là chống đối bố mẹ chúng chỉ vì thiếu sự lắng nghe.

Chúng ta thường phân vân không biết nên xử lý thế nào khi con mình đánh nhau ở trường. Không ít ông bố, bà mẹ vì quá thương con liền tới trường để báo với thầy cô hoặc tìm cách "xử lý" giúp con.

Thực tế là mỗi đứa trẻ đều có thể trở thành đối tượng bị bắt nạt tại trường. Thế nên nếu các bậc phụ huynh liên tục can thiệp sẽ không giúp con giải quyết triệt để vấn đề. Thậm chí, việc cha mẹ trực tiếp xử lý vấn đề hộ con chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Việc xen ngang, không cho con biết cách tự tìm cách đối mặt những chuyện này từ nhỏ thì khi trẻ càng lớn càng dễ xảy ra những bất cập trong cuộc sống.

Thay vào đó, phụ huynh nên hướng dẫn con đúng cách để chúng có thái độ phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. 

Ngay trong cả việc trẻ nhỏ chơi đồ chơi, các bậc phụ huynh không nên đổ tất cả đồ ra một lúc, nên chỉ cho trẻ chọn một vài đồ chơi trong khoảng thời gian nhất định. Không nên đáp ứng tất cả yêu cầu của trẻ mà tạo điều kiện cho trẻ chọn lựa, và đáp ứng một trong những yêu cầu đó của trẻ.
 
Điều chúng ta tập trung là phải để cho trẻ lựa chọn và quyết định. Người lớn có thể hướng dẫn hoặc gợi ý cho trẻ nhưng không nên làm thay trẻ, vì như vậy sẽ tạo nên sự ỷ lại và không quyết đoán trong hành động sau này.

Phu huynh nen la nguoi dong hanh cung con
 

2.2 Cùng con rèn luyện và học cách ra quyết định 


Có thể nói, một trong những lý do bạn mãi là người tầm thường là vì thường xuyên để cảm xúc dẫn dụ hành động của mình. Từ đó, hành động bộc phát, thiếu cân nhắc, không ít người rơi vào con đường tù tội chỉ vì điều này cho dù trước đó ai cũng nhận xét là họ hiền lành, sống tốt với mọi người.

Bố mẹ nên là người bạn đồng hành để cùng con rèn luyện cách ra quyết định khôn ngoan hơn bằng những bước sau nhé.


Bước 1: Tìm hiểu thông tin
 

Một điều quan trọng trước khi đưa ra quyết định đó là phải tìm hiểu rõ thông tin. Đây là nền tảng quan trọng của mọi quyết định, thiếu bước này thì sẽ dễ phạm phải sai lầm.

Một quyết định cần phải được đưa ra dựa trên cơ sở thu thập và phân tích kỹ càng và thấu đáo các thông tin liên quan, không thể dựa vào cảm tính, ý thích nhất thời hay yếu tố may rủi.
 
Ví dụ như một đứa trẻ về mách có người đánh con thì bạn cần nghe thông tin con nói một cách cụ thể. Đừng vội kết tội là tại con hư nên mới bị đánh, hoặc bạn kia không được dạy dỗ đàng hoàng nên mới đánh người...

Với bất cứ thông tin gì con đưa ra, bạn đều học cách lắng nghe và đồng ý với con thì chúng mới sẵn sàng kể rõ sự tình hơn. Thậm chí có những việc khi con nói ra hết cũng là lúc chúng tự tìm ra cách xử lý luôn mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của bố/mẹ mình nữa.
 

Bước 2: Xác định bản chất, nguyên nhân của sự việc
 

Mỗi sự việc luôn có căn nguyên nhất định chứ không thể như lời con bạn đang bao biện: Con không làm gì cả, con không hiểu sao bạn ấy làm thế với con.

Tất cả mọi người bao gồm cả chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày vẫn thường tìm cách để lảng tránh gốc rễ sự việc, hoặc đổ lỗi cho người khác khi không thể đưa ra một quyết định.

Thay vì tìm cách đổ lỗi, hãy dạy con tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự việc để từ đó đưa ra hướng giải quyết.
 
Do những gì con nói chỉ là một chiều, kiên nhẫn lắng nghe con nói xong câu chuyện bằng thái độ quan tâm thực sự, sau đó bạn phải hỏi con thêm những câu gợi ý như:

- Con nghĩ cậu ấy đánh con vì lý do gì?
- Con nghĩ cuộc sống hiện tại của cậu ấy có vấn đề gì không?
- Nếu con trong hoàn cảnh cậu ta thì con sẽ làm gì?...

Những câu hỏi có tính gợi mở sẽ cho con có thêm thời gian suy nghĩ, phân tích hoàn cảnh mình đang gặp phải một cách rõ ràng hơn. 
 

Bước 3: Cân nhắc và đưa ra lựa chọn
 

Sau khi con nghĩ ra một số nguyên nhân có thể xảy ra, bố mẹ tiếp tục để con đưa ra các phương án để xử lý tình huống mình đang gặp phải.

Có thể con chỉ đưa ra một hoặc hai phương án, thế nhưng bằng các câu hỏi, bạn có thể gợi ý thêm để có đưa ra thêm nhiều nhiều phương án cho một vấn đề.
 
Từ đó, phân tích mỗi phương án nếu thực hiện thì có lợi và hại cụ thể như thế nào, con có thể chấp nhận chúng ở mức độ ra sao.

Điều quan trọng đó là bố mẹ chỉ nên là người hỗ trợ, gợi ý, không nên nói hết thông tin để áp đặt con. Cuối cùng, hãy để con tự lựa chọn phương án mà con thấy là hợp lý nhất. Bạn không quên nhắc nhở con rằng một khi đã quyết định rồi thì phải chấp nhận hậu quả mà nó có thể gây ra.

Tất nhiên, việc con phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên hãy dạy con thất bại, đó là bước đi quan trọng để con trưởng thành. Miễn là đó không phải vấn đề về sức khỏe và an toàn, bạn cần cho phép con tự đưa ra một số quyết định, cho dù là sai lầm bởi vì điều đó giúp chúng học cách xem xét hậu quả.

Quá trình luyện tập trước khi đưa ra một quyết định như trên sẽ thường xuyên được lặp đi lặp lại cho đến khi trở thành thói quen. Việc này giúp con tránh đưa ra các quyết định một cách bộc phát, dễ phạm sai lầm khi đối mặt với những tình huống khó khăn trong cuộc sống sau này.

Xem thêm những tin liên quan khác cùng chuyên mục:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X