Chuyện lũ chuột tìm cách diệt mèo và sự thật đau đớn về khoảng cách NÓI và LÀM

Thứ Tư, 26/05/2021 09:59 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bài học về khoảng cách nói và làm giúp ta chợt hiểu ra rằng nói thì dễ nhưng để làm được thì khó trăm vạn lần, đòi hỏi ta phải dũng cảm tiến bước và chấp nhận những sai lầm nếu có.
 

Câu chuyện về mèo và chuột

 
Ở một xứ nọ có một lũ chuột sống sung túc với nhau, chúng tha hồ làm vương tướng ăn bao nhiêu thóc gạo, đồ ăn tùy thích, không ngừng quấy phá cuộc sống người dân trong làng khiến họ sống không yên.

Vì quá khổ sở nên người dân đắt đầu tìm cách để diệt lũ chuột và họ bắt đầu nuôi một chút mèo nhằm trừng trị lũ chuột phá phách kia.

Kể từ đó, cuộc sống của lũ chuột không còn vương giả như xưa, chúng vô cùng khó khăn khi đi kiếm ăn, thậm chí còn không dám tụ tập nhiều vì rất dễ bị "mất mạng" như chơi.

Thế nhưng, chúng nghĩ rằng không thể mãi như thế này được, nên chúng quyết tâm phải cùng nhau họp lại để nghĩ cách diệt trừ con mèo kia. Hàng trăm ý kiến lần lượt được đưa ra nhưng ngay sau đó lại bị bác bỏ vì chẳng khả thi chút nào cả.

Chúng không nghĩ ra được cách nào để làm hại con mèo to lớn nên chỉ cầm tìm ra cơ hội để thoát chết là may mắn lắm rồi.

Cuối cùng có chú chuột ma mãnh nhất gợi ý được cách hay ho:

- Hay là chúng ta đợi lúc con mèo kia say ngủ, tìm cách buộc một cái chuông lớn vào cổ nó, có như thế thì khi nó đi đến gần là chuông kêu lên, đánh động giúp ta thoát thân được rồi.

Bầy chuột nghe ý kiến này xong ai cũng gật gù tán thưởng và đồng ý kế sách này. Thế nhưng, khi được hỏi ai sẽ là kẻ đến gần để buộc chuông lên cổ mèo thì cả lũ im bặt.

Sau đó, không ai bảo ai, chúng lần lượt rút lui và bảo là mình bận, không giúp được gì. Cuối cùng kế sách hay ho nằm nguyên đó không được ai thực hiệb cả, lũ chuột sau đó vẫn đói kém quanh năm và chúng bắt đầu chết dần chết mòn.
 
 

Bài học về khoảng cách nói và làm


Từ câu chuyện trên chúng ta rút ra bài học rằng giữa nói và làm luôn có khoảng cách vô cùng lớn. Các chú chuột rất hào hứng bàn luận để tìm cách diệt còn mèo, thậm chí đã thống nhất được một ý kiến hay ho nhưng đâu có ai thực sự dám làm. Vì thế khi ta chỉ nói và không làm thì sẽ không khác gì lũ chuột kia, chẳng mang lại cho mình bất cứ một kết quả nào khác biệt cả.

Nói đơn giản như việc bạn quyết tâm thể dục vậy, bạn có thể kể hết với người nọ người kia rằng mình chuẩn bị những gì cho việc tập như mua bộ đồ tập, dụng cụ tập, mua thẻ tập... Thế nhưng, dù "lên dây cót" tinh thần mãi nhưng bạn chẳng thể tập được buổi nào hoặc có thì một vài buổi sau đó trì hoãn với hàng ngàn lý do có vẻ chính đáng được bạn đưa ra.

Vậy nên, khi thấy người khác làm, hoặc thậm chí họ có làm sai đi chăng nữa thì cũng đừng vội phán xét vì chính bạn cũng còn chưa có một hành động cụ thể nào cơ mà, những gì bạn đang làm vẫn chỉ là: NÓI.

Việc Hoài Linh liên quan tới vụ 14 tỷ từ thiện cũng vậy, không ít người ngoài cuộc chưa hiểu chuyện đã vội dùng lời nói độc địa chì chiết người khác bằng những lời thô tục, thậm chí tẩy chay, không muốn Hoài Linh tham gia các chương trình truyền hình.

Thực ra, cho dù nếu họ có làm sai thì họ phải tự chịu cho hành động của mình, tại sao bạn lại tự gây nghiệp cho mình chỉ vì nói năng thiếu suy nghĩ, hãy nghe lời Phật dạy về lời sỉ nhục: Lăng mạ người khác bao nhiêu, nghiệp báo nhận lại bấy nhiêu.

Thậm chí có người còn cho rằng tại sao không làm giống như anh A, chị B, sao không là như thế này, thế kia đi... với hàng trăm ý kiến khác nhau như thể mình là một nhà thông thái hay một người làm từ thiện chuyên nghiệp.

Tất nhiên việc Hoài Linh chậm trễ không thể xem là Đúng nhưng để một việc làm để được gọi là Đúng và làm vừa lòng tất cả dương như là điều không thể. Riêng việc đưa ra ý kiến của cộng đồng mạng đã là mỗi người một ý thì chẳng có việc gì được xem là hài lòng tất cả họ được.

Hơn nữa, việc Đúng hay Sai ở đây còn mang tính tương đối, tùy thuộc theo góc nhìn của mỗi người. Thử nghĩ mà xem, nếu như bạn bỗng nhiên được người ta giao cho 14 tỷ đi làm từ thiện thì cách bạn giải ngân số tiền đó trong thời gian ngắn là điều không hề dễ dàng gì, bạn sẽ nhận ra mình cũng chỉ giỏi nói mà thôi. Thậm chí, cách bạn tiến hành phân phát 14 tỷ đó chắc gì đã thỏa mãn hết mong muốn của đám đông chỉ trỏ ngoài kia khi mà ai cũng tự cho rằng ý kiến mình Đúng, kẻ khác Sai.

Thực tế khoảng cách giữa nói và làm còn xa lắm bạn ạ, khi bạn thực sự được giao nhiệm vụ tương tự như thế bạn mới nhìn thấy hết được cái khó của người ta mà không phải ai ở ngoài cuộc cũng hiểu được.
 
 

Hãy lặng thầm tiến bước


Một thực tế phũ phãng chúng ta sớm nhận ra rằng, dù lời bạn nói có hay ho, tuyệt vời đến mức nào nhưng không thực hiện nó thì mọi thứ trở nên vô nghĩa. Hơn nữa, những gì ta nói mới chỉ là những thứ mình nghĩ, mường tưởng ra, cho đến khi chúng được áp dụng vào thực tế mới thấy có những sai sót cần điều chỉnh, thay đổi, cho đến khi phù hợp thì kết quả cuối cùng cũng thường đi quá xa so với lý thuyết ban đầu.

Cũng vậy, khi bạn muốn thực hiện điều gì đó, nhất là tham vọng thì tốt nhất hãy im lặng mà làm vì khi chưa có thành quả gì thì những gì bạn nói chỉ đang làm trò cười cho người khác mà thôi.

Làm một việc tốt thì tự cái việc mà ta làm được dù mọi người không biết đến cũng chẳng sao. Vì việc mình làm và tin tưởng thì đâu nhất thiết phải nói ra cho mọi người biết, miễn sao mình thấy vui, thấy hạnh phúc là được.

Nhất là những chia sẻ với người thân nên thận trọng, có thể vì quá lo lắng cho bạn nên họ tìm cách cản bước, chỉ khiến con đường bạn đi trở nên gập ghềnh khó khăn hơn mà thôi.
 
Lặng thầm cũng không có nghĩa là nằm im một chỗ mà mơ mộng hoặc cũng đừng vì thế mà hô hào rồi chẳng làm gì cả. Uy tín và giá trị của mỗi người được xây dựng nên từ chính những gì người đó nói và làm nên luôn phải ý thức rằng nói được thì phải làm được. Hãy để mọi người biết được giá trị lời nói của mình, đừng để bất cứ ai khinh thường nó, mỉa mai nó…
 
Muốn tới đích thì chính bạn cũng phải khởi động và tự bước trên đôi chân của mình, không ai có thể giúp bạn ngoài chính bạn cả.