Lời của nó được Lão Tử viết cách đây 2.500 năm cho đến thời điểm này vẫn giữ nguyên giá trị đó bao gồm những câu như: “Nếu bạn muốn được trao mọi thứ, hãy từ bỏ mọi thứ"; "Bạn có đủ kiên nhẫn để đợi cho đến khi bùn lắng xuống và nước trong không? Bạn có thể giữ nguyên trạng thái bất động cho đến khi hành động đúng đắn tự nó xuất hiện không?"; hay “Hãy tập không làm, và mọi thứ sẽ đâu vào đấy.”...
- Sự đơn giản
- Sự kiên nhẫn
- Lòng trắc ẩn
1. Sự đơn giản
Sự đơn giản được Lão Tử đặt lên hàng đầu vì đó mới chính là yếu tố cốt lõi mang lại hạnh phúc cho con người.
Lão Tử diễn đạt về ý nghĩa của từ khóa quan trọng mà ông nhắc tới như sau: "Đơn giản trong hành động và suy nghĩ, bạn trở về cội nguồn của hiện hữu".
1.1 Sự đơn giản là trạng thái tự nhiên, nguyên thủy
Về bản chất, sự phức tạp mà chúng ta tạo ra nằm ở việc phát triển rất nhiều khái niệm “thích” và “không thích” trong cuộc sống của mình.
Khoa học kỹ thuật, sự phát triển và quyền lực có thể mang lại cho con người sự thỏa mãn nhất thời, nhưng đó không phải là hạnh phúc và tự do thực sự.
1.2 Những cá nhân vĩ đại nhất đều đơn giản
2. Sự kiên nhẫn
Đòi hỏi cao nhưng năng lực không có chính là bệnh chung của nhiều người. Tự cho là mình có năng lực hơn người, trời sinh đã là người làm việc lớn, không muốn bắt tay vào những chuyện nhỏ, cho rằng không xứng. Quả lả suy nghĩ sai lầm!
Ở đời "dục tốc bất đạt" thế nên làm gì cũng phải bắt đầu từ việc nhỏ và kiên nhẫn từng chút một. Lão Tử khuyên con người không nên coi thường hành động nhỏ, bởi nó có thể gây tác động to lớn về sau. Mọi thành công đều phải nỗ lực không ngừng nghỉ trong thời gian dài.
Thế nên ngay cả khi bản thân phải đối diện với khó khăn thì phải tìm tòi xử lý từ việc nhỏ. Người chỉ nóng lòng muốn sớm lập công, chỉ mong một bước đổi đời thì chẳng thể làm nên chuyện lớn.
Thế nên trong ba từ khóa của Lão Tử có nhắc tới kiên nhẫn có nghĩa là việc này cực kỳ quan trọng. Muốn giải quyết những việc khó khăn thì bắt buộc phải bắt tay từ những việc đơn giản nhất, nhỏ nhặt nhất. Những thành tựu to lớn đều được tích lũy từ những bước rất nhỏ.
Lão Tử từng nói: "Hợp bão chi mộc, sinh vu hào mạt; cửu tằng chi thái, khởi vu lũy thổ; thiên lí chi hành, thủy vu túc hạ". Tạm dịch là: Cây cổ thụ hai người ôm mới xuể mọc lên từ cây non còn xanh; muốn xây dựng tháp cao 9 tầng cần lấy mô đất nhỏ làm móng; đường đi ngàn dặm, phải bắt đầu từ bước nhỏ trước.
3. Lòng trắc ẩn
3.1 Sống tử tế
Khi hiểu được nhu cầu của người khác và bỏ đi khao khát muốn thống lĩnh hay kiểm soát họ, chúng ta sẽ có thể sống trong hòa bình với tất cả mọi người.
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng: “Tôn giáo của tôi rất đơn giản, tôn giáo của tôi chính là sự tử tế”. Thế mới thấy Người đề cao sự tử tế tới mức nào.
Lời nói tử tế sẽ tạo ra sự tự tin. Tử tế trong suy nghĩ tạo nên sự vĩ đại. Tử tế khi cho đi sẽ tạo ra tình yêu. Được ai đó yêu thương sâu sắc, bạn có thêm sức mạnh. Yêu thương ai đó sâu sắc, bạn sẽ có thêm sự can đảm
3.2 Sẵn sàng cho đi
Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết hỗ trợ và giúp đỡ những người khác, bất kể bạn có nhận lại được hay không. Khi Phật dạy về cho và nhận, Ngài cho rằng người biết cho đi thì PHƯỚC chưa tới nhưng HỌA đã rời xa.
Dòng sông nuôi dưỡng mọi thứ nó đi qua mà không cần tìm kiếm sự công nhận. Giống như việc cho đi lòng tốt và không nghĩ tới những gì được nhận sẽ giúp chúng ta còn nhận được nhiều hơn những gì mong đợi.
Khi rèn luyện được đức tính này, bạn sẽ biết cách chuyển từ nhận sang cho mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Sự cho đi thuộc về bản chất của con người và nó sẽ khuyến khích bạn biết sống vì người khác, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự và niềm vui khi giúp người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lòng trắc ẩn là cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác và sự tốt bụng cũng bắt nguồn từ lòng trắc ẩn. Khi bạn rèn luyện lòng trắc ẩn, bạn học cách lắng nghe nội tâm mình và hiểu bản thân nhiều hơn.