(Lichngaytot.com) Sự giàu có vốn chẳng tự sinh ra, mà nó đến từ suy nghĩ của mỗi người. Trạng thái tư duy sẽ quyết định một người giàu hay nghèo, nhưng bất cứ ai muốn trở nên giàu có cũng sẽ phải trải qua 7 giai đoạn thoát nghèo dưới đây.
1. Tiết kiệm: Người giàu tiêu ít hơn số tiền kiếm được
|
7 giai đoạn thoát nghèo gồm những gì? |
Tiết kiệm chính là một trong 7 giai đoạn thoát nghèo đầu tiên phải kể đến.
Không ít người phán đoán một người giàu hay nghèo bằng cách dựa vào cách người đó ăn uống, mua quần áo, nhìn vào đồng hồ, xe hơi... của họ.
Theo quan điểm của những người đó, người giàu thường chọn các thực phẩm, vật dụng đắt tiền. Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận là mua những món đồ đắt đỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với việc kiếm được khối tài sản lớn.
Chính vì thế, dành thời gian và năng lượng để phô bày những thứ hào nhoáng, sang giàu sẽ không giúp người đó đạt được thành tựu cao.
Để phác họa chính xác về người giàu, chỉ cần dùng đến 3 từ. Đó là 3 từ nào?
Tài sản của cha mẹ, tài sản của bạn đời hay thêm cả tài sản của bản thân chính là những thứ quyết định một người có nền tảng để trở thành người giàu hay không.
Đương nhiên, nếu chỉ tiết kiệm thì cũng chẳng thể biến bạn thành triệu phú hay tỷ phú. Ta vẫn cần phải học cách tạo ra nguồn của cải nữa.
2. Sử dụng thời gian, tinh lực và tiền bạc hợp lý để tạo ra tài sản
Giai đoạn thứ 2 trong 7 giai đoạn thoát nghèo chính là phải xem năng lực sử dụng thời gian, trí tuệ và tiền bạc của bạn ra sao.
Hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng của việc tích lũy của cải. Đa số chúng ta đều muốn trở nên giàu có, nhưng hầu hết mọi người lại không biết sáp xếp thời gian, sức lực và tiền bạc một cách hợp lý để thực hiện mục tiêu của mình.
Tại sao người nghèo vẫn cứ nghèo, người giàu vẫn cứ giàu? Theo khảo sát, so với người nghèo, mỗi tháng người giàu sẽ sử dụng gấp đôi thời gian để lên kế hoạch cho các hoạt động đầu tư của mình: trung bình mỗi tháng, họ sẽ bỏ ra 8,4 giờ để xử lý tài sản và việc đầu tư của mình trong khi người bình thường chỉ dành 4,6 giờ mỗi tháng cho công việc tương tự mà thôi.
Còn bạn thì sao?
Bạn có dành thêm thời gian để thực hiện các kế hạch kinh tế trong tương lai của bản thân không? Bạn đủ thời gian để quản lý các hạng mục đầu tư của mình chứ? Khi phân bổ thời gian để làm việc, bạn có dành sự ưu tiên cho việc quản lý tài sản hơn những hoạt động khác không?
Nếu như câu trả lời cho các câu hỏi này đều là "có", vậy thì xin chúc mừng, bạn đã bước vào giai đoạn thứ 2 trong 7 giai đoạn thoát nghèo.
Những người giàu tốn rất ít thời gian để lo lắng cho phúc lợi cuộc sống của mình. Ngược lại, người nghèo khó lại dành phần lớn thời gian để lo lắng cho các vấn đề trong cuộc sống nhưng lại bỏ ra rất ít thời gian để hành động thay đổi hiện trạng của bản thân.
Rất nhiều người giàu sẽ lựa chọn bỏ ra ít nhất 15% doanh thu để đầu tư. Khi tiêu tiền, họ chú ý nhiều hơn đến việc tiêu xài đó có mang lại giá trị gia tăng cho mình hay không. Họ biết tiền nên dùng vào đâu mới hiệu quả và sẽ ghi nhớ điều đó.
Bên cạnh đó, cũng trong một cuộc khảo sát, 95% các triệu phú đều nắm giữ cổ phiếu trong tay và hầu hết các giao dịch cổ phiếu họ công khai nắm giữ đều tương đương với 20% tài sản của họ.
Thế nhưng, hầu hết bọn họ không theo đuổi sát sao tình hình biến đổi lên xuống thất thường mỗi ngày của cổ phiếu. Họ cũng chẳng tiến hành thực hiện các giao dịch cổ phiếu đối với các thông tin mà giới truyền thông đăng tải về chứng khoán mỗi ngày.
3. Thay vì khoe khoang sự giàu có, nên chú ý đến sự tự lực về tài chính
Trong số những người còn chưa trở thành người giàu có, phần lớn đều cho rằng người giàu có thường mặc những bộ quần áo hàng hiệu đắt tiền, đeo những chiếc đồng hồ và vật dụng khác thể hiện địa vị xã hội của họ. Nhưng tình huống thực tế là không hề như vậy.
Khi những người giàu có kiếm được tiền, họ sẽ không tùy tiện tiêu tiền vào các hàng hóa xa xỉ, mà họ sẽ thực hiện việc tái đầu tư và tích tũy thêm nguồn của cải.
Rất nhiều người bình thường dựa vào mức lương thu nhập hàng tháng để quyết định thói quen tiêu xài của mình. Trong đó có thể có người thu nhập rất cao, nhưng họ lại chi tiền vào mục đích khoe khoang sự giàu có của mình.
NGƯỜI GIÀU THỰC SỰ họ không chỉ giàu có vì tiền.
Họ mua những loại hàng hóa đắt tiền, mua xe sang, mua đồng hồ sịn, sống trong các căn hộ cao cấp... Xung quanh chúng ta, luôn chẳng thiếu những người trông có vẻ "giàu có" như vậy phải không?
Vậy thì, bạn muốn có tiền thật sự, hay chỉ là bên ngoài trông như có tiền?
4. Đừng yêu cầu hỗ trợ tài chính từ cha mẹ
Không phải tất cả những người giàu có trên đời này đều là "con ông cháu cha", được "ngậm thìa vàng" từ khi mới ra đời.
Thực tế, 80% người giàu chỉ giàu một đời, tức là, khoản tiền triệu đầu tiên của họ thường là tự kiếm được.
Tất nhiên, chúng ta cũng có thể hy vọng có một cơ hội vàng rơi từ trên trời xuống giúp ta kiếm được một triệu đó hoặc cũng có thể dựa vào chính đôi tay của mình để kiếm được tiền.
Đối với người bình thường, họ sẽ hy vọng điều đầu tiên. Còn với người giàu, họ sẽ lựa chọn điều thứ hai.
Bởi vì chỉ khi dựa vào sự nỗ lực làm giàu của bản thân, chúng ta mới có thể càng thêm quý trọng thành quả lao động và quá trình làm ra của cải. Cứ như vậy, họ sẽ có thể kiếm được khoản tiền triệu thứ 2, thứ 3...
Phần lớn những người trở nên giàu có đều tràn ngập tự tin vào năng lực của bản thân. Họ không lãng phí tinh lực để suy nghĩ xem cha mẹ mình có giàu có không, cũng không cho rằng bản thân nhất định phải sinh ra trong gia đình có điều kiện mới tốt.
Ngược lại, nếu một người bình thường nghĩ rằng, triệu phú là do được thừa kế tài sản từ đời trước, vậy thì anh ta sẽ không bao giờ giàu được.
Trường hợp này không phải ngày nay mới xuất hiện, thực tến hơn 100 năm trước đã từng xảy ra.
Năm 1892, nhà kinh tế học nổi tiếng của chính phủ Mỹ - Stanley Lebergott đã tiến hành đánh giá nghiên cứu về 4047 người Mỹ giàu có, và kết quả đã được công bố trên Tạp chí kinh tế Mỹ.
5. Con cái của người giàu có cũng độc lập kinh tế cho tới khi trưởng thành
Điều thứ 5 trong 7 giai đoạn thoát nghèo sẽ đề cập đến con cái của những người giàu có.
Ai cũng nghĩ con cái của những nhà giàu có thì đều được chiều chuông từ nhỏ để rồi sinh hư. Thực ra điều này chưa chắc đã đúng.
Một câu chuyện kể lại rằng, có một cậu bé, vào năm cậu 13 tuổi, cha mẹ cậu đã mua cho cậu một căn hộ. Mỗi ngày họ cho cậu 50 đô la để tiêu vặt và còn mua rất nhiều loại đồ chơi cho cậu.
Nhưng tiếc rằng, cậu bé sau đó đã bị nhà trường đuổi học vì đánh nhau và ăn trộm.
Cha mẹ của cậu bé này là những người có nguồn thu nhập rất cao, nhưng họ không phải những người giàu có thật sự mà chỉ là tỏ ra bên ngoài rằng mình có rất nhiều tiền.
Thay vì dạy cho con tư tưởng độc lập về kinh tế, sai lầm của cha mẹ cậu bé kể trên là lại cung cấp sẵn những thứ con cần. Họ “đặt vào tay” con những thứ mà cậu bé thích, cậu bé muốn.
Chính điều đó đã hình thành nên suy nghĩ mặc định trong đầu cậu bé rằng mình chẳng cần làm gì cũng sẽ có được mọi thứ, đơn giản là rồi bố mẹ sẽ mua cho mình cả thôi.
Từ đó cậu không biết quý trọng đồng tiền mà cha mẹ kiếm được cũng như không hiểu được tiền tiêu như “muối bỏ biển”, bao nhiêu rồi cũng sẽ hết.
Người giàu có thật sự sẽ dạy con mình cách độc lập, tự chủ về kinh tế. Họ sẽ không mua tất cả những món đồ mà con muốn mà sẽ dạy con cách tiết kiệm để con có thể tự mua được món đồ chơi mà mình thích.
6. Nắm bắt chuẩn xác cơ hội thị trường
Tại sao bạn không giàu có? Đó có thể là vì bạn không tìm thấy được cơ hội đang tồn tại trong thị trường.
Khi đầu tư, người giàu có sẽ dành thời gian và kinh nghiệm để khảo sát tính khả thi, sau đó mới đưa ra phương hướng đầu tư đúng đắn, tiếp tục phát triển sự giàu có của bản thân.
7. Lựa chọn ngành nghề phù hợp
Điều cuối cùng trong 7 giai đoạn thoát nghèo cũng là điều quan trọng nhất, đó chính là lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với bản thân.
Hầu hết mọi người đều muốn biết một người giàu có sẽ khởi nghiệp từ nghề gì. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thể phán đoán một người có thể trở nên giàu có trong tương lai hay không chỉ qua nghề nghiệp của họ.
Nhưng những người như vậy sẽ biết mình muốn gì, mình thích gì, ưu điểm và khuyết điểm của mình nằm ở đâu cũng như biết sở trường của mình là gì. Do đó, họ sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn về bản thân để có thể chọn được công việc phù hợp với mình.
Việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp là vô cùng quan trọng. Khi người ta được làm những công việc sở trường, họ sẽ yêu thích công việc của bản thân hơn. Một khi đã có tình yêu nghề, họ sẽ nỗ lực đến mức tối đa để thỏa sức sáng tạo và phát huy năng lực.
Thành công khi đó đã nằm trong tầm tay mà chẳng cần phải tìm kiếm ở nơi đâu xa vời.
Đây là sự khác biệt về tâm lý với những người chỉ muốn nhận mức lương cố định hàng tháng.
Lam Lam