Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cổ nhân nói về 7 chữ cho và 7 chữ độ, hiểu được cả đời không phải lo nghĩ

Thứ Sáu, 28/07/2023 18:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Người xưa để lại 7 chữ cho và 7 chữ độ cực kỳ sâu sắc, nếu hiểu được sẽ có lợi lạc vô cùng cho tất cả chúng ta trong cuộc sống này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


Bằng kinh nghiệm ngàn đời, cổ nhân gửi tới cho con cháu mình 7 chữ cho và 7 chữ độ sau đây, chúng ta hãy cố gắng hiểu và áp dụng vào cuộc sống. Hứa hẹn chúng sẽ giúp ta có một cuộc sống an vui, ung dung tự tại giữa đời mà không phải lo nghĩ quá nhiều.
 

1. Cổ nhân nói về 7 chữ CHO 

 
 

1.1 Cho tiếng vỗ tay

 
Cho tiếng vỗ tay nghĩa là không quên động viên khuyến khích người khác và thậm chí là mừng cho thành công của họ. Biết vui và chúc mừng cho thành công của người khác không dễ như chúng ta tưởng. Đôi khi vì lòng ghen tị nên thậm chí ta làm điều ngược lại, chê bai hoặc cho rằng họ chỉ gặp may mà thôi.

Thế nhưng ghen tị hay phủ định thành công của người khác không làm ta khá hơn, thậm chí còn trở nên tồi tệ đi, thấp hèn hơn. Thế nên khái niệm tùy hỷ được Đức Phật nhấn mạnh vì đó là cách để chúng ta có nhiều phước đức. 
 

1.2 Cho tín nhiệm

 
Cho người khác sự tín nhiệm tức là đã trao cho họ sức mạnh, việc này thực sự đáng quý.

Ví dụ như cấp trên giao việc cho cấp dưới mà không tin tưởng thì việc khó thành. Thế nên ngay từ lúc giao việc đã phải hiểu rõ tình hình, hiểu ưu nhược điểm của họ rồi thì mới giao việc, một khi đã trao trọng trách cho họ thì nên tin.

Người mà được người khác tín nhiệm, thì đó chính là một loại hạnh phúc. Một người có được sự tín nhiệm nhiều bao nhiêu thì cũng có được nhiều cơ hội thành công bấy nhiêu.
 
7 chu cho va 7 chu do
 

1.3 Cho khiêm nhường


Cho người khác sự khiêm nhường chính là thể hiện sự trân trọng đối phương. Trong cuộc này không có nghề nào thấp hèn, không có ai đáng khinh, bất cứ ai mà ta gặp trong cuộc đời này đều đáng để ta học hỏi một điều gì đó.

Người có thể khiêm nhường thường là người có sự hàm dưỡng nhất định, có như thế mới được người đời nể trọng.
 

1.4 Cho đi khẩu đức

 
Cho đi khẩu đức là biết nói lời hay lời đẹp để cổ vũ, khuyến khích người khác hoặc thậm chí là dùng ái ngữ giữa người với người.

Trong cuộc sống không phải cứ thành thật mới là tốt. Quan trọng là lời mình nói ra sẽ mang lại lợi ích gì cho những người xung quanh.

Hơn nữa, nói nhiều chưa chắc đã là nói khôn, do đó, nên biết im lặng đúng lúc để giữ được hòa khí cho mọi người.
 

1.5 Cho sự thành tín

 
Cho đi sự thành tín sẽ có được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh. Một người biết giữ lời hứa thì làm gì cũng tạo cho người khác niềm tin, họ luôn cảm thấy an tâm.

Thế nên hãy lấy chữ tín làm trọng vì chỉ cần vài lần thất tín sẽ chẳng còn ai dám tin, làm gì cũng khó thành, người người xa lánh, bạn bè chẳng ưa. 
 

1.6 Cho đi lễ tiết

 
Người biết lễ tiết sẽ biết kính trên nhường dưới, được lòng người đời, tất được quý mến, yêu thương.

Một người có thể cho đi lễ tiết chứng tỏ là người biết tu dưỡng bản thân, ắt sẽ làm nên nghiệp lớn. 

5 ĐỨC mà cổ nhân khuyên con cháu rèn luyện để gia tăng PHÚ QUÝ
Sau đây là những đức cần có làm gia tăng phú quý mà người xưa luôn nhắc nhở chúng ta luôn phải để tâm rèn giũa mỗi ngày. Khi đó, tiền bạc sẽ ghé thăm theo cách
 

1.7 Cho sự lý giải, thấu hiểu

 
Làm người mà có thể cho đi sự lý giải, thấu hiểu quả là đáng quý vì họ biết đặt vị trí của mình vào vị trí người khác, mang lại cảm giác được an ủi, chia sẻ cho đối phương.

Nhất là lúc ta khó khăn, có người ở bên bầu bạn thì quả là điều may mắn vô cùng, chúng ta như được truyền thêm cho nghị lực sống, nuôi thêm hi vọng để vững bước trước chông gai cuộc đời.

Thế nên một người cho đi sự lý giải, thấu hiểu là thể hiện sự tôn trọng, bao dung, có tấm lòng yêu thương chân thật tới mọi người xung quanh mình.
 

2. Cổ nhân nói về 7 chữ ĐỘ

 

2.1. Lòng khoan dung độ lượng

 
Giữa người với người mà cứ mãi so đo hơn thua, được mất thì chẳng bao giờ có giây phút nào yên.Thậm chí họ cố gắng vun về mình đôi khi cũng chỉ là "công dã tràng", chớ nên tính toán chi ly vì mình tính cũng không bằng trời tính.

Vậy nên hãy cứ khoan dung, độ lượng, hãy nhìn về ưu điểm của người khác mà tha thứ cho những khuyết điểm của họ. Là người chẳng ai hoàn hảo, chính bản thân mình cũng vậy, thế nên bao dung với người khác thực ra là bao dung với chính mình.

Trong cuộc sống, đừng vì chuyện đúng - sai mà dồn người khác vào chân tường, cuộc sống này đâu chỉ có hai lựa chọn đúng và sai, chúng ta có vô số lựa chọn khác, quan trọng là điều gì mang tới cho ta sự an vui đích thực thì hãy chọn lấy nó. 
 

2.2 Lời nói độ lượng

 
Lời nói độ lượng nghĩa là những lời nói ra cùng ở mức vừa đủ, không thật thà quá nhưng cũng không dối trá, không thẳng thắn quá nhưng cũng không vòng vo,... Chuyện gì cũng phải cân nhắc cái gì nên nói, cái gì không nên nói, cần biết giữ lại cho mình đôi phần, khi cần vẫn có đường lui.

Thế nên nói như thế nào để vừa đủ cũng cần trí tuệ, đó không thể là chuyện một sớm một chiều, rèn luyện được việc này cũng là một quá trình tu dưỡng bản thân.
 

2.3 Đọc sách có hậu độ

 
Sách vở tượng trưng cho tri thức, thế nên việc đọc sách có hậu độ nghĩa là làm người không quên tìm cách để trau dồi kiến thức cho mình, đó có thể là thông qua việc đọc sách, học từ thầy, từ bạn,... Nếu một người không chịu học hỏi thì luôn có cảm giác bản thân yếu kém, không còn chút tự tin.

Có hậu độ ở đây nghĩa là có chừng mực ở nội dung mà chúng ta học. Bạn có bạn tốt, bạn xấu, thầy có thầy hay, thầy dở, sách có sách thánh hiền và sách nội dung đồi trụy,... Vậy nên quan trọng là chúng ta biết sách nào nên đọc, sách nào không nên; thông tin nào nên dung nạp và thông tin nào nên bỏ qua...

Hơn nữa, đọc sách, trau dồi tri thức không phải để hơn thua, tỏ ra mình biết nhiều mà để có thể vận dụng vào cuộc sống, biết cái gì cần buông, để cuộc sống được nhẹ nhàng và nhiều yêu thương hơn. 
 

2.4 Tầm mắt có độ rộng

 
Tầm mắt có độ rộng nghĩa là một người có tầm nhìn đủ lớn để đánh giá về một con người hay một sự việc. Sự thật là không phải cái gì cũng chính xác như cách nhìn về một việc ngay khi nó xảy ra, thế nên người ta mới nhắc nhở rằng "Đừng đánh giá quyển sách qua trang bìa".

Một người nếu chỉ tập trung mục tiêu trước mắt thì khó có được kết quả gì lâu dài, tầm nhìn không đủ rộng thì tâm can cũng hạn hẹp. Thế nên một ai đó chịu thiệt so với người khác cũng không phải là khờ dại. Những người đó sẵn sàng lùi một bước để tiến hai bước.

Làm người thì có được ắt có mất, có thiệt thòi thì sẽ có bù đắp. Vậy nên người có hàm dưỡng là người có tầm nhìn xa trông rộng, không ngại chịu thiệt thòi về bản thân.
 

2.5 Làm việc có mức độ

 
Mỗi nhóm công việc có những yêu cầu, quy định không giống nhau. Thế nên khi bắt tay vào công việc nào cũng phải tìm hiểu rõ mức độ, giới hạn, quyền lợi,... của bản thân để tránh mắc những sai lầm đáng tiếc.

Ví dụ như có những công việc nếu uống rượu cũng không sao nhưng có những việc phạm phải thì sự nghiệp tiêu tan. Thế nên đừng đùa với lửa, hãy hiểu rõ giới hạn của mình trong công việc để điều chỉnh bản thân cho tương ứng. 
 

2.6 Sự nghiệp có cao độ

 
Mục tiêu của hầu hết mọi người đó là có sự nghiệp thành công, thật vẻ vang, thế nhưng chẳng mấy ai biết đủ, leo lên được "cái ghế" này lại muốn leo lên cao hơn nữa. Mà sự đời "trèo cao ngã đau", thế nên phải biết lường sức mình, đừng vì lòng tham dẫn dắt mà làm chuyện sai quấy.

Sự nghiệp có cao độ còn là nhắc nhở chúng ta nhớ rằng ở đỉnh cao của sự nghiệp chính là thời điểm mùa Xuân của đời người, thế nhưng đừng quên là ta cũng phải trải qua mùa Đông lạnh giá. Vậy nên khi sự nghiệp rực rỡ nhất cũng phải khiêm tốn, sống giản dị, bình an để một ngày lỡ ta thất thế vẫn có người ở bên an ủi và cưu mang.
 

2.7 Thọ mệnh có hạn độ

 
Thọ mệnh có hạn độ ý rằng tuổi thọ của ai cũng có hạn nhất định, người giàu hay người nghèo thì cũng có kết cục như nhau. Thế nên giữa người với người nên quý trọng giây phút mình đang còn sống để làm việc lành, việc thiện, chớ nên tranh giành hơn thua vì việc này thực ra cũng vô nghĩa.

Nhớ rằng thọ mệnh có hạn độ thì mới mong có một đời sống an vui, hạnh phúc, chứ đừng để đến khi cuối đời mới nói giá như thì cũng đã quá muộn màng. 

Nhìn chung, cổ nhân nói về 7 chữ cho và 7 chữ độ cũng là để chúng ta lấy chúng ra để tự soi mình mỗi ngày, tránh lầm đường lạc lối rồi lại hối tiếc cả một đời.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X