- 1. Cổ nhân nói về 7 chữ CHO
- 1.1 Cho tiếng vỗ tay
- 1.2 Cho tín nhiệm
- 1.3 Cho khiêm nhường
- 1.4 Cho đi khẩu đức
- 1.5 Cho sự thành tín
- 1.6 Cho đi lễ tiết
- 1.7 Cho sự lý giải, thấu hiểu
- 2. Cổ nhân nói về 7 chữ ĐỘ
- 2.1. Lòng khoan dung độ lượng
- 2.2 Lời nói độ lượng
- 2.3 Đọc sách có hậu độ
- 2.4 Tầm mắt có độ rộng
- 2.5 Làm việc có mức độ
- 2.6 Sự nghiệp có cao độ
- 2.7 Thọ mệnh có hạn độ
Bằng kinh nghiệm ngàn đời, cổ nhân gửi tới cho con cháu mình 7 chữ cho và 7 chữ độ sau đây, chúng ta hãy cố gắng hiểu và áp dụng vào cuộc sống. Hứa hẹn chúng sẽ giúp ta có một cuộc sống an vui, ung dung tự tại giữa đời mà không phải lo nghĩ quá nhiều.
1. Cổ nhân nói về 7 chữ CHO
1.1 Cho tiếng vỗ tay
Thế nhưng ghen tị hay phủ định thành công của người khác không làm ta khá hơn, thậm chí còn trở nên tồi tệ đi, thấp hèn hơn. Thế nên khái niệm tùy hỷ được Đức Phật nhấn mạnh vì đó là cách để chúng ta có nhiều phước đức.
1.2 Cho tín nhiệm
Ví dụ như cấp trên giao việc cho cấp dưới mà không tin tưởng thì việc khó thành. Thế nên ngay từ lúc giao việc đã phải hiểu rõ tình hình, hiểu ưu nhược điểm của họ rồi thì mới giao việc, một khi đã trao trọng trách cho họ thì nên tin.
Người mà được người khác tín nhiệm, thì đó chính là một loại hạnh phúc. Một người có được sự tín nhiệm nhiều bao nhiêu thì cũng có được nhiều cơ hội thành công bấy nhiêu.
1.3 Cho khiêm nhường
Cho người khác sự khiêm nhường chính là thể hiện sự trân trọng đối phương. Trong cuộc này không có nghề nào thấp hèn, không có ai đáng khinh, bất cứ ai mà ta gặp trong cuộc đời này đều đáng để ta học hỏi một điều gì đó.
Người có thể khiêm nhường thường là người có sự hàm dưỡng nhất định, có như thế mới được người đời nể trọng.
1.4 Cho đi khẩu đức
Trong cuộc sống không phải cứ thành thật mới là tốt. Quan trọng là lời mình nói ra sẽ mang lại lợi ích gì cho những người xung quanh.
Hơn nữa, nói nhiều chưa chắc đã là nói khôn, do đó, nên biết im lặng đúng lúc để giữ được hòa khí cho mọi người.
1.5 Cho sự thành tín
Thế nên hãy lấy chữ tín làm trọng vì chỉ cần vài lần thất tín sẽ chẳng còn ai dám tin, làm gì cũng khó thành, người người xa lánh, bạn bè chẳng ưa.
1.6 Cho đi lễ tiết
Một người có thể cho đi lễ tiết chứng tỏ là người biết tu dưỡng bản thân, ắt sẽ làm nên nghiệp lớn.
Sau đây là những đức cần có làm gia tăng phú quý mà người xưa luôn nhắc nhở chúng ta luôn phải để tâm rèn giũa mỗi ngày. Khi đó, tiền bạc sẽ ghé thăm theo cách
1.7 Cho sự lý giải, thấu hiểu
Nhất là lúc ta khó khăn, có người ở bên bầu bạn thì quả là điều may mắn vô cùng, chúng ta như được truyền thêm cho nghị lực sống, nuôi thêm hi vọng để vững bước trước chông gai cuộc đời.
Thế nên một người cho đi sự lý giải, thấu hiểu là thể hiện sự tôn trọng, bao dung, có tấm lòng yêu thương chân thật tới mọi người xung quanh mình.
2. Cổ nhân nói về 7 chữ ĐỘ
2.1. Lòng khoan dung độ lượng
Vậy nên hãy cứ khoan dung, độ lượng, hãy nhìn về ưu điểm của người khác mà tha thứ cho những khuyết điểm của họ. Là người chẳng ai hoàn hảo, chính bản thân mình cũng vậy, thế nên bao dung với người khác thực ra là bao dung với chính mình.
Trong cuộc sống, đừng vì chuyện đúng - sai mà dồn người khác vào chân tường, cuộc sống này đâu chỉ có hai lựa chọn đúng và sai, chúng ta có vô số lựa chọn khác, quan trọng là điều gì mang tới cho ta sự an vui đích thực thì hãy chọn lấy nó.
2.2 Lời nói độ lượng
Thế nên nói như thế nào để vừa đủ cũng cần trí tuệ, đó không thể là chuyện một sớm một chiều, rèn luyện được việc này cũng là một quá trình tu dưỡng bản thân.
2.3 Đọc sách có hậu độ
Có hậu độ ở đây nghĩa là có chừng mực ở nội dung mà chúng ta học. Bạn có bạn tốt, bạn xấu, thầy có thầy hay, thầy dở, sách có sách thánh hiền và sách nội dung đồi trụy,... Vậy nên quan trọng là chúng ta biết sách nào nên đọc, sách nào không nên; thông tin nào nên dung nạp và thông tin nào nên bỏ qua...
Hơn nữa, đọc sách, trau dồi tri thức không phải để hơn thua, tỏ ra mình biết nhiều mà để có thể vận dụng vào cuộc sống, biết cái gì cần buông, để cuộc sống được nhẹ nhàng và nhiều yêu thương hơn.
2.4 Tầm mắt có độ rộng
Một người nếu chỉ tập trung mục tiêu trước mắt thì khó có được kết quả gì lâu dài, tầm nhìn không đủ rộng thì tâm can cũng hạn hẹp. Thế nên một ai đó chịu thiệt so với người khác cũng không phải là khờ dại. Những người đó sẵn sàng lùi một bước để tiến hai bước.
Làm người thì có được ắt có mất, có thiệt thòi thì sẽ có bù đắp. Vậy nên người có hàm dưỡng là người có tầm nhìn xa trông rộng, không ngại chịu thiệt thòi về bản thân.
2.5 Làm việc có mức độ
Ví dụ như có những công việc nếu uống rượu cũng không sao nhưng có những việc phạm phải thì sự nghiệp tiêu tan. Thế nên đừng đùa với lửa, hãy hiểu rõ giới hạn của mình trong công việc để điều chỉnh bản thân cho tương ứng.
2.6 Sự nghiệp có cao độ
Sự nghiệp có cao độ còn là nhắc nhở chúng ta nhớ rằng ở đỉnh cao của sự nghiệp chính là thời điểm mùa Xuân của đời người, thế nhưng đừng quên là ta cũng phải trải qua mùa Đông lạnh giá. Vậy nên khi sự nghiệp rực rỡ nhất cũng phải khiêm tốn, sống giản dị, bình an để một ngày lỡ ta thất thế vẫn có người ở bên an ủi và cưu mang.
2.7 Thọ mệnh có hạn độ
Nhớ rằng thọ mệnh có hạn độ thì mới mong có một đời sống an vui, hạnh phúc, chứ đừng để đến khi cuối đời mới nói giá như thì cũng đã quá muộn màng.
Nhìn chung, cổ nhân nói về 7 chữ cho và 7 chữ độ cũng là để chúng ta lấy chúng ra để tự soi mình mỗi ngày, tránh lầm đường lạc lối rồi lại hối tiếc cả một đời.