Mỗi người luôn khát khao, trông đợi vào may mắn để cuộc đời được "dễ thở" hơn, làm việc gì cũng suôn sẻ và thuận lợi. Tuy nhiên, may mắn không phải tự nhiên mà có.
Vậy thì may mắn sẽ mỉm cười với những người như thế nào? Trên thực tế, có 5 kiểu người thường gặp may mắn trên đời nhờ sở hữu những đặc điểm dưới đây.
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm may mắn để cuộc sống của mình thêm phần tốt đẹp, hãy cố gắng trở thành một trong 5 kiểu người này.
1. Người có mục tiêu cao xa và rõ ràng
Trong cuộc sống này, người có thể sống thoải mái như những gì mình mong muốn hầu hết đều phải có những mục tiêu cao xa.
Lúc còn đi học, những người đậu vào các trường đại học top đầu, ngay từ đầu đã điền đầy đủ và rõ ràng về mục tiêu học tập của mình. Từ đó, ngày đêm phấn đấu vì mục tiêu ấy.
Ra trường rồi đi làm, những người có thể bước từng bước lên vị trí mà mình mong muốn trong một công ty, hầu hết đều hiểu rất rõ mục tiêu nghề nghiệp cũng như vạch sẵn kế hoạch tương lai cho bản thân.
Đến khi gây dựng sự nghiệp cho riêng mình, những người đạt được thành công sau khi đã trải qua mưa gió và cả những lần vấp ngã, hầu hết đều có tầm nhìn tương lai về hướng đi của công ty mình.
Như vậy, chỉ khi đặt ra những mục tiêu rõ ràng, lập chí cao xa, hơn nữa nhất định phải kiên trì tới cùng, thì mới có thể nhận được sự ưu ái của thần May Mắn giúp họ bước tới thành công.
Còn với những người sống u mê, hồ đồ, không có bất kỳ một mục tiêu tương lai nào, sống ngày nào hay ngày ấy, vận may sẽ không bao giờ tìm đến với họ.
Khổng Tử dạy rằng: Một người nếu đặt ra mục tiêu cao, có thể sẽ đạt được mức trung bình; nếu đặt mục tiêu trung bình, có thể sẽ đạt được mức thấp; nhưng nếu chỉ đặt mục tiêu ở mức thấp, vậy thì e rằng sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì.
Hay nói cách khác, người có tầm nhìn xa trông rộng, đặt ra mục tiêu cao cho bản thân thì mới có thể mong đạt được thành quả khiến bản thân hài lòng.
Cho nên nếu bạn mong muốn có được may mắn và thành công như người khác, ngay từ hôm nay hãy đặt ra những mục tiêu cao xa và rõ ràng cho bản thân. Có như vậy, bạn mới có một động lực để nỗ lực ngày ngày. Đọc ngay:
10 điều tạo nên những khác biệt của người thành công
2. Người chăm chỉ và chịu khó
Người ta thường nói: "Càng cố gắng lại càng may mắn". Quả thật, chăm chỉ và chịu khó chính là một con đường tắt để dẫn bước ta chạm tay tới may mắn và thành công.
Trên đời này, không có chuyện ngồi không mà được hưởng thành quả tốt đẹp, những kẻ há miệng chờ sung sẽ chỉ mãi giậm chân tại chỗ, không bao giờ thu hoạch được điều mình mong muốn.
Chỉ có những người nỗ lực bằng chính sức mình thì mới được may mắn tìm đến, khi đó thành công cũng là điều nằm trong tầm tay. Không chỉ người bình thường, mà ngay cả bậc Thánh nhân như Không Tử cũng vậy.
Khổng Tử đã từng học đàn từ thầy Sư Tương Tử - vị quan Lạc thời Xuân thu, là người rất giỏi về âm nhạc.
Sau một thời gian dạy Khổng Tử học đàn, Sư Tương Tử đã giành riêng cho người học trò một bản nhạc để ông tự luyện tập trong mười ngày.
Sau thời gian đó, Sư Tương Tử liền bảo: "Khúc nhạc này trò đã chơi tốt rồi, có thể học sang khúc nhạc mới".
Khổng Tử nói: "Chưa được, học trò vẫn mới chỉ học thuộc giai điệu, còn cách đưa tay vẫn còn long ngóng lắm."
Sau một thời gian, Sư Tương Tử nói với Khổng Tử rằng: "Bây giờ trò đã đưa tay rất thuần thục rồi, có thể học sang khúc nhạc mới".
Ấy vậy mà Khổng Tử vẫn lắc đầu: "Chưa đâu, tôi vẫn chưa hiểu được nội dung bản nhạc, chưa thể coi là thuần thục được."
Lại sau một khoảng thời gian, Sư Tương Tử nói: "Trò đã lĩnh hội được ý nghĩa khúc nhạc này rồi, có thể học sang khúc nhạc mới".
Nhưng Khổng Tử lại thấy vẫn chưa ổn bèn thưa: “Trò chưa lĩnh hội được tình cảm và tư tưởng ẩn chứa trong khúc nhạc này!”
Cứ như thế, Khổng Tử trước sau vẫn chỉ luyện tập chơi một khúc nhạc.
Một hôm Khổng Tử trong khi đang chơi đàn thì trong tâm bỗng ngộ ra, ông liền sung sướng khoe với thầy: "Học trò đã biết ai sáng tác khúc nhạc này rồi. Người này da ngăm đen, thân thể cao thanh mảnh, tấm lòng rộng lớn, chí hướng cao xa, ngoài Chu Văn Vương ra thì còn có thể là ai nữa".
Sư Tương nghe thấy thế vội vàng đứng dậy, vừa thi lễ với Khổng Tử vừa nói: "Trò quả là bậc Thánh nhân. Khúc nhạc này, thầy dạy ta nói cho ta biết là khúc "Văn Vương tháo" (Tiết tháo của Văn Vương) do Chu Văn Vương sáng tác".
Có thể thấy, tgười bình thường học một bài nhạc chỉ cần mấy ngày luyện tập là đã có thể đàn được, nhưng thời gian học tập của Khổng Tử vượt quá người bình thường.
Không phải Khổng Tử kém cỏi, mà là Khổng Tử bỏ ra công sức hơn người khác để đào sâu tận cùng một bản nhạc cho đến khi nhuần nhuyễn mới thôi.
Với cách học tập nghiêm túc và chịu khó đào sâu suy nghĩ đến tận cùng như vậy, sau này Khổng Tử đã trở nên một tay đàn cự phách khiến mọi người phải khâm phục.
Những thanh kiếm tốt trên đời sở dĩ sắc bén như vậy, là nhờ được rèn giữa qua lửa nóng trăm ngàn lần; hoa mai sở dĩ được con người yêu thích như vậy, là do nó đã trải qua gió sương vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp của riêng mình.
Cần cù, chịu khó là một đức tính tốt, là chìa khóa dẫn người ta đi tới thành công. Giống như Hàn Dũ từng nói: "Nghiệp tinh ư cần, hoang ư hi" (Nghề nghiệp tinh thông nhờ chuyên cần, hoang phế bởi chơi đùa).
Câu nói cho biết đạo lý cần cù học tập khổ luyện thì kỹ năng nghề nghiệp mới tinh thông. Một khi đã tinh thông nghề nghiệp, còn sợ gì thành công không đến?
3. Người giỏi suy tính vấn đề
Xã hội luôn thay đổi mỗi ngày, chúng ta không chỉ vùi đầu học tập mà còn phải ngẩng đầu để quan sát và theo kịp với thời đại.
Nếu như chỉ biết dùng sức mạnh tay chân, rồi sẽ có ngày nếm mùi thất bại.
Như Khổng Tử từng nói: "Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi".
Nghĩa là: học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc.
Học tập mà không bỏ tâm trí để suy nghĩ thì sẽ trở nên mê muội, không có thu hoạch; làm việc mà không suy tư thì hiệu suất khó mà cao, thậm chí còn có thể dẫn đến sai lầm.
Cho nên 5 kiểu người thường gặp may trên đời, trong đó có người biết suy tính vấn đề. Người như vậy thường biết tìm lối đi riêng để nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Cùng một công việc, có người làm 1 giờ là xong, có người làm vài ngày vẫn chưa xong.
Người làm xong nhanh và còn đảm bảo chất lượng công việc, nhất định là người thường xuyên suy tính, tìm cách để cải thiện phương pháp làm việc của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Người biết suy tính thường có thể đi trước người khác một bước. Người như vậy luôn thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong tập thể, nhận được sự coi trọng của lãnh đạo, sự nể phục của đồng nghiệp. Một khi có cơ hội thăng tiến, họ chính là những người có may mắn hơn cả.
Người biết suy tính, năng lực bản thân cũng ngày càng được trau dồi, óc quan sát nhạy bén, biết nắm chắc cơ hội. Hễ có cơ hội, họ sẽ lập tức nắm lấy và vượt qua người khác.
Cho nên, chớ nên làm bừa làm ẩu, làm gì cũng suy tính thật nhiều, vận may sẽ tự tìm đến.
4. Người càng khó khăn càng mạnh mẽ
May mắn, có những lúc bỗng đụng phải, có lúc lại phải chờ đợi, nhưng cũng có lúc là chịu đựng đủ gian khỏổ sẽ đạt được.
Người càng khó khăn càng mạnh mẽ đương nhiên may mắn sẽ tìm đến với họ trước tiên.
Đó là những người biết dùng sự kiên trì của mình để đổi lấy vận may. Họ không quan tâm tình cảnh khó khăn và thất bại hiện tại, bởi những điều kiện bất lợi đó lại càng giúp ý chiến đấu trong họ thêm sục sôi và mạnh mẽ.
Trước kia, chức quan của Khổng Tử ở nước Lỗ không lớn, mặc dù ông tài hoa hơn người nhưng lại không có cơ hội để thể hiện.
Nếu là người khác, có lẽ sẽ bất bình vì bản thân không được trọng dụng, nhưng Khổng Tử lại không hề nản chí, ngược lại vẫn kiên trì làm tốt hết thảy mọi việc của mình.
Trong cuộc sống, càng là những người bị áp chế nhưng không khuất phục lại càng dễ đạt được thành công, may mắn tự đến với họ.
5. Người sống thiện lương
Người sống thiện lương chính là một trong 5 kiểu người thường gặp may mắn trên đời.
"Nhân chi sơ, tính bản thiện", con người sinh ra bản tính là thiện. Những người sống thiện lương thường có nhân duyên rất tốt. Bởi vì thế, họ luôn nhận được sự tương trợ kịp thời từ những người xung quanh để vượt qua mọi hiểm cảnh.
Vậy người thiện lương là người như thế nào?
Đó là người luôn vui vẻ giúp đỡ người khác. Một người luôn hy vọng mọi người đều sống hạnh phúc cho nên khi đó cần tới sự giúp đỡ, họ sẽ không chút ngần ngại là người chìa tay ra đầu tiên.
Người thiện lương, là người có tấm lòng bao dung quảng đại. Đó là người luôn có tấm lòng rộng lượng trước lỗi sai của người khác, cho đối phương cơ hội sửa đổi. Hơn nữa,
khoan dung độ lượng mang lại phúc báo suốt đời.
Người thiện lương, là người biết nhún nhường khi cần. Khi hai bên xảy ra xung đột, người thiện lương là người hiểu rằng "lùi một bước, trời cao biển rộng".
Người thiện lương, đương nhiên là người không làm việc xấu, không có lòng hại người. Sống chung với người thiện lương, bạn sẽ không bao giờ phải đề phòng hay lo lắng về điều gì.
Người sống thiện lương, suy nghĩ thiện lương, vận may sẽ tự tìm đến với họ.
May mắn sẽ không tự nhiên mà có, nó chỉ xuất hiện khi chúng ta có cố gắng và tự mình tìm kiếm cơ hội. Nếu có thể trở thành 5 kiểu người như trên đây, may mắn tự nhiên sẽ tìm đến với bạn.