Cổ nhân nhắc nhở: 5 không quá ở tuổi trung niên để sống lâu bên con cháu

Thứ Sáu, 22/09/2023 17:25 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) 5 không quá ở tuổi trung niên mà người xưa nhắc đến là gì vì sao nó lại quan trọng? Nhiều người ở tuổi này chỉ lo hưởng lạc vì nghĩ rằng mình đã từng quá vất vả, thế nhưng chính suy nghĩ đó làm họ mất đi phần nào phước đức của mình.

Mỗi một độ tuổi trong cuộc đời nên có những mục tiêu riêng, nhất là giai đoạn trung niên, đã đi hết gần nửa cuộc đời nên nhận ra rằng càng buông bỏ bớt thì tâm mình càng khỏe mạnh, cuộc đời càng thênh thang rộng mở ở phía trước.

Thế nên cổ nhân mới nhắc nhở chúng ta nhớ về 5 không quá ở tuổi trung niên vì chúng cũng cực kỳ quan trọng, là cách để ta có thể sống trọn vẹn, ý nghĩa nhất cho một kiếp người.  
 

1. Không ăn quá no 
 

Bước sang tuổi trung niên (thường là sau 45 tuổi), các vấn đề liên quan tới sức khỏe bắt đầu xuất hiện nhiều hơn khi chúng ta đã qua giai đoạn sung sức nhất của cuộc đời. Thế nên muốn sống lâu, sống khỏe bên gia đình con cái thì càng phải chăm lo cho sức khỏe của bản thân.

Thế nhưng việc quan tâm tới sức khỏe không có nghĩa là uống nhiều thuốc bổ hoặc ăn nhiều đồ ngon, đồ nhiều dưỡng chất mà ngược lại là phải ăn đúng, ăn đủ. Như cổ nhân từng khuyên là chỉ ăn no khoảng 70% để tránh trường hợp quá tải của cơ thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn thông thường không nên quá mặn để phòng tránh một số bệnh về tim mạch, mạch máu não, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Tốt hơn hết là không nên ăn quá nhiều thịt gây khó tiêu, thay vào đó nên tập trung ăn nhiều rau, củ quả có lợi hơn cho sức khỏe. Hạn chế việc uống rượu, hút thuốc vì đó là nguyên nhân gây hại rất lớn cho sức khỏe của chúng ta.

Hơn nữa, quá trình trao đổi chất ở những người tuổi trung niên diễn ra khá chậm, thế nên phải đảm bảo ăn điều độ, có thể chia ra nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no, quá đói.

Ngoài ra, nên ăn chậm hơn và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Theo cách này, dạ dày và não bộ kịp thời "giao tiếp" giúp cơ thể nhận được tín hiệu no, như vậy lượng thực phẩm vào cơ thể sẽ được giảm bớt, giúp giảm tải cho dạ dày.

Hãy có trách nhiệm hơn với sức khỏe của bản thân để hạn chế các vấn đề bệnh tật rất dễ xảy ra trong giai đoạn này. 
 
 

2. Không làm việc quá sức 
 

Điều thứ 2 trong số 5 không quá ở tuổi trung niên đó là không nên làm việc quá nhiều. Ta nên biết sức lực của mình và nên giảm áp lực cho những công việc không còn thích hợp ở tuổi này nữa.

Tại thời điểm này trong cuộc sống, nếu bạn là người cực kỳ chăm chỉ, nỗ lực thì bạn bạn đã “cạnh tranh” quá đủ và bạn đã phải trả giá đắt khi đã biến mình thành một thói quen với lối sống luôn căng thẳng quá mức.

Bước sang tuổi trung niên, bạn sẽ nhận ra có tranh giành hơn thua với đời cũng chẳng ích gì nữa. Thay vì chiến thắng với một thành tích cá nhân, bạn nên nghĩ đến việc cần hợp tác. 

Nếu có thể, nên nhường cơ hội này lại cho những người trẻ tuổi hơn mình, tạo điều kiện tốt cho họ được phát triển, họ chính là tương lai, là chìa khóa lâu dài cho tương lai cho sự phát triển, tiếp nối mãi về sau. 

Hơn nữa, ở lứa tuổi này việc di chuyển cũng chậm chạp hơn trước, sức lực có hạn, thế nên chỉ chọn việc vừa sức. Không nên bon chen, hơn thua, tranh cãi nhiều như khi tuổi còn trẻ vì việc này chỉ khiến cơ thể nhanh suy kiệt, thường xuyên mệt mỏi hơn mà thôi.

Ở tuổi trung niên, bạn còn nhiều việc phải làm phù hợp với bạn hơn vào lúc này đó là  để tu dưỡng bản thân.
 
Dù làm việc gì cũng phải đảm bảo bản thân được nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng, sắp xếp thời gian hợp lý, lao động có chừng mực, làm việc quá sức chỉ có hại cho cơ thể mà thôi. 
Cổ nhân dạy: Đặt 5 loại đá này trong nhà là rước Thần Tài đến, nghèo mấy cũng PHẤT
Cổ nhân dạy có 5 loại đá nên đặt trong nhà, bởi chúng được xem là biểu tượng của may mắn và tài phú, giúp thu hút năng lượng tích cực và giúp gia chủ làm ăn
 

3. Không lười biếng 
 

Ngược lại của làm quá nhiều lại là quá lười biếng vì chính đó là mối họa có thể nhìn thấy của bất cứ ai chứ không phải là chỉ đối với người lớn tuổi.

Nếu sự bận rộn khiến người ta mệt mỏi, thì sự nhàn hạ khiến tâm người ta không yên. Người ta đã nói: "Nhàn cư vi bất thiện", có nghĩa là hầu hết những phiền não thế gian là do suy nghĩ quá nhiều vì không có việc gì phải làm. Đừng mơ tưởng về cuộc sống quá nhàn hạ, hãy học cách tìm việc để làm, từ đó cơ thể không suy nhược.

Chỉ trong lao động thì đầu óc của chúng ta mới được phát huy đúng vai trò của nó. Đừng vì mong tuổi trung niên an nhàn rồi chẳng làm gì cả khiến toàn bộ cơ thể trở nên trì trệ, dễ sinh thêm bệnh tật, vậy nên người xưa mới khuyên rằng mong bố mẹ an nhàn chưa hẳn là hiếu thuận.

Như Văn Bá từng nhắc nhở chung ta, phàm là con người nên lấy việc chăm chỉ lao động làm trọng, mỗi người có công việc riêng của mình để có mục tiêu, lý tưởng sống, vì khi đó ta mới phát huy được khả năng sáng tạo của mình. 

Ở tuổi này, sức lực và cơ thể đều đang xuống dốc, nhưng gánh nặng và phiền não lại cứ ngày càng nặng hơn, nếu không biết cách giải tỏa áp lực một cách hợp lý, thế giới tinh thần sẽ rất dễ sụp đổ chỉ trong tích tắc.
 
Thế nên, đừng khiến bản thân trở nên quá ỉ i không làm gì cả. Hãy tự tìm cho mình một vài sở thích, trải nghiệm những việc bản thân chưa từng làm, không ngừng làm phong phú bản thân, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
 

4. Không tham lam, ích kỷ 


Khi tuổi còn trẻ, chúng ta liên tục cố gắng kiếm tiền để có được nhiều vật chất, để chứng tỏ giá trị của bạn và để tăng lòng tự trọng cho chính mình. Chúng ta chạy theo vật chất, cố gắng tích lũy ngày càng nhiều thứ để thể hiện bản thân và để cho người khác nhìn thấy chúng ta đáng giá như thế nào.

Thế nhưng khi càng lớn tuổi ta càng hiểu rõ rằng tham lam sẽ gánh hậu quả đáng tiếc. Hãy biết buông những thứ cần buông vì thực ra có nắm giữ cũng chẳng được gì vì cuộc sống này ta cũng chỉ là kẻ ở trọ giữa trần gian này mà thôi.
 
Ở lứa tuổi này, chúng ta thường trải qua không ít thăng trầm để hiểu rằng thành công, giàu có không liên quan tới hạnh phúc đời người. Sự thật là ta đã chứng kiến không ít người có sự nghiệp thành công, có vợ đẹp con ngoan, nhưng vẫn thường phàn nàn rằng cuộc sống này quá nhàm chán và mệt mỏi.
 
Khi bước vào tuổi trung niên, hãy coi nhẹ mọi thứ vì nếu còn để cho lòng tham dẫn dụ bạn sẽ cảm thấy hối hận tới tận cuối đời, ít có cơ hội để làm lại. Quá coi trọng tiền bạc sẽ chỉ khiến bạn sống trong bầu không khí buồn phiền và nặng nề, năng lượng tiêu cực tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật. 

Tham lam không chỉ ở tiền bạc mà còn ở khía cạnh quá mong cầu một điều gì đó quá mức. Thế nên ở tuổi này cũng đừng suy nghĩ cả ngày về việc con có hiếu thảo, có chăm lo cho mình hay không. Thậm chí đừng nghĩ rằng nếu bạn nuôi dạy con cháu của mình rồi thì chúng phải trả ơn bạn.

Khi đối diện với phúc, họa những thứ có tránh cũng không thoát trong đời thì ta cứ ung dung đối mặt. Dù có gặp chuyện vui vẻ hạnh phúc, cũng hãy cứ bình thản như không, như thế, cuộc sống sẽ không bị đảo lộn, sẽ nhẹ nhàng trôi qua.

Sống ở đời, cứ để mọi chuyện đến và đi một cách nhẹ nhàng, bản thân chỉ cần cố gắng nỗ lực hết sức, không nên quá coi trọng lợi ích và tham lam tiền bạc. Thế nên đến tuổi trung niên, đừng để tham lam che mắt, sống chân thật, điềm đạm, thì cuộc đời chúng ta sẽ ngày càng bình yên, suôn sẻ.
 
 

5. Không dễ tức giận 


Khi còn trẻ, chúng ta vướng bận quá nhiều dục vọng, ta hay có xu hướng "ngựa non háu đá", thế nhưng khi đã từng trải rồi, bạn sẽ nhận ra, mọi thứ chẳng có gì to tát cả.

Thế nên chẳng có gì đáng để tức giận cả, mọi thứ đều có thể dễ dàng xử lý nếu ta đủ bình tĩnh. Dễ tức giận luôn gây hại cho mọi người bất kể độ tuổi nào. Nhưng đặc biệt, ở tuổi trung niên, lưu lượng máu trong cơ thể không diễn ra tốt như lúc còn trẻ nên khi tức giận sẽ dễ gây ra tình trạng nguy hiểm.

Thế nên, hãy học cách hóa giải cơn giận một cách khôn ngoan. Khi bản thân biết xem nhẹ mọi việc, không quá câu nệ mọi chuyện, khi gặp mâu thuẫn sẽ dễ dàng bỏ qua, sớm tìm lại sự bình thản trong tâm hồn mới là điều nên làm. 
 
Đúng là khi tức giận, người ta khó kiềm chế được tính khí, nhưng bạn nên nghĩ ra những cách trút giận phù hợp, không làm tổn thương đến người khác.

Tuy nhiên, ngược lại, cũng không nên cố giữ chặt mọi chuyện trong lòng, hãy biết trải lòng một cách phù hợp vì "Trạng thái u uất sẽ khiến khí lưu đình trệ, khí lưu đình trệ là căn nguyên của mọi bệnh tật."
 
Bất cứ khi nào và ở đâu, ở lứa tuổi này ta cũng hãy học cách hài lòng với cuộc sống hiện tại và đừng biến bản thân trở thành nô lệ của cảm xúc khiến bản thân có những quyết định sai lầm ảnh hưởng tới sức khỏe và phúc đức của đời người.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: