Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đời người có 3 việc không nên tranh đấu, càng tranh sẽ càng khiến cuộc đời suy bại lao dốc

Thứ Bảy, 20/06/2020 10:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Người xưa dạy rằng, có 3 việc không nên tranh đấu trên đời này, bởi đó đều là những việc chẳng những không đem lại lợi ích gì mà còn khiến cuộc đời ngày càng suy bại. Bạn đã biết đó là những việc gì hay chưa?
 
Cuộc đời con người vốn rất ngắn ngủi, thời gian ta có thể được sống trên thế giới này chẳng qua cũng chỉ vài chục năm. Dù là người nghèo khó vất vả hay đại phú đại quý, mỗi chúng ta đều không thể tránh được những tranh đấu trong cuộc đời.
 
Cạnh tranh nhìn theo hướng tích cực sẽ là động lực rất lớn để con người bứt phá giới hạn, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đạt được những mục tiêu lớn lao, công thành danh toại.
 
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những sự tranh đấu mang lại tác dụng ngược, chẳng những không đem đến bất kỳ lợi ích gì mà còn khiến cuộc đời ngày càng suy bại.
 
Đặc biệt là 3 việc không nên tranh đấu trên đời theo lời người xưa dạy dưới đây bởi chúng chỉ khiến cuộc đời con người xuống dốc, thất bại. Hãy cùng đọc xem đó là những việc gì để tránh bạn nhé.

3 viec khong nen tranh dau tren doi
 

1. Không đấu LỢI với kẻ tiểu nhân

 
Không tranh đấu lợi với những kẻ tiểu nhân chính là một trong 3 việc không nên tranh đấu trên đời để tránh khiến cuộc đời lao dốc, suy bại mà người xưa đề cập đến đầu tiên.
 
Trong cuộc sống này, bạn bè bên cạnh chúng ta không phải ai cũng là quân tử. Dù cho bản thân chúng ta có sống lương thiện, tốt bụng đến đâu, vẫn cần phải đề phòng những kẻ tiểu nhân trong cuộc đời mình.
 
Bởi thực tế, có đôi lúc bạn hoàn toàn không thể tránh khỏi việc gặp phải những người tồi tệ, nói chuyện ngang ngược, vô lý.
 
Có những kẻ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, sẵn sàng trở mặt với người thân, bạn bè; hoặc là sẽ vì lợi ích cho mình mà từ bỏ ranh giới đạo đức, bán đứng những người bên cạnh. Đó chính là những kẻ tiểu nhân miệng nam mô bụng một bồ dao găm mà bạn cần phải đề phòng.
 
Nếu như bạn tranh đấu danh lợi với tiểu nhân, cần phải chuẩn bị tâm lý bất cứ lúc nào cũng bị những kẻ đó đâm chọt sau lưng
 
Khuyết điểm lớn nhất của tiểu nhân chính là tham lợi, cho nên những kẻ đó có thể bất chấp tất cả thủ đoạn, sẵn sàng giả vờ kết giao với bạn nhưng sau lưng lại toan tính hãm hại bạn, làm đủ mọi chuyện xấu xa miễn là bản thân đạt được lợi ích lớn nhất.
 
Những kẻ tiểu nhân thường có xu hướng kết giao với nhiều người, dùng những mánh khóe để che mắt, khiến ban đầu người ta có cảm tưởng như hợp tác với họ sẽ được nhiều lợi lộc. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ, chẳng dễ dàng gì mà có thể hưởng lợi từ tiểu nhân. 
 
Nếu hắn cho bạn một chút lợi ích, hắn sẽ tìm cơ hội để đòi lại từ bạn gấp nhiều lần. Và chắc chắn trong mối quan hệ hoặc cuộc làm ăn với phường tiểu nhân, bạn sẽ là người chịu thiệt thòi.

3 viec khong nen tranh dau tren doi 1
 
Người xưa có câu: 

comment leftQuân tử hiểu rõ đạo nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ lợi ích.
Lời người xưa
comment right
 
Ý nghĩa là, thứ mà người quân tử có thể lĩnh hội được là đạo nghĩa, thứ mà tiểu nhân có thể lĩnh hội được chỉ có lợi ích. Đây chính là sự khác biệt trong giá trị quan của người quân tử và kẻ tiểu nhân. 
 
Người quân tử hành sự đều phân biệt rõ đúng sai, còn tiểu nhân hành sự chỉ tính toán lợi và hại.
 
Cái gọi là "Lợi" chính là lợi ích vật chất như tiền bạc, của cải. Cái gọi là "Nghĩa" chính là giá trị đạo đức vượt trên lợi ích vật chất như: đạo nghĩa, chính nghĩa. 
 
Người quân tử hành sự lấy nghĩa làm bản chất, làm gì, không làm gì đều dùng nghĩa so sánh rồi mới làm hay không.
 
Còn tiểu nhân chỉ coi trọng tư lợi, dùng lợi để đánh giá cân nhắc, sẽ vì lợi mà vứt bỏ đạo nghĩa. Họ làm việc gì cũng chỉ nghĩ xem có lợi ích gì, kiếm chác được gì không.
 
Thế nên mới có câu: Thà cùng quân tử tranh cao thấp, chớ cùng tiểu nhân luận đúng sai.
 
Người ở cấp độ càng cao càng chẳng muốn hơn thua với những kẻ mang lòng dạ xấu xa. Bởi vì người thông minh sẽ không bao giờ để kẻ xấu có cơ hội gieo rắc suy nghĩ tiêu cực vào mình, cũng không tự chọc ghẹo những rắc rối không cần thiết cho bản thân. 
 
Mà họ cũng chẳng rảnh để lãng phí thời gian cho những người thiếu nhân cách như thế, nếu để tâm sẽ chỉ thiệt mình, làm giảm chất lượng cuộc sống của bản thân.
 
Người ta có câu:

comment leftQuân tử trọng danh, tiểu nhân trọng lợi.
Lời người xưa
comment right

Nếu bạn là người gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích của những kẻ tiểu nhân thì họ sẽ không ngần ngại hủy hoại danh tiếng và vị thế mà bạn gìn giữ bấy lâu nay. Cho nên, tránh xa tiểu nhân và đừng bao giờ đắc tội họ mới có thể đem tới cái lợi nhiều hơn hại.
 
Có câu: Nhịn một khắc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Tốt nhất đừng bao giờ tranh đấu lợi lộc với những kẻ tiểu nhân. Đọc thêm Phật dạy cách đối phó với kẻ tiểu nhân: Chỉ cần nhẩm 3 điều này!

3 viec khong nen tranh dau tren doi 2
 

2. Không đấu DANH với người quân tử

 
Cổ nhân nói: Người quân tử, đâu cần cứ phải là bậc thánh hiền. Chỉ cần làm người phải biết giới hạn, hành sự phải biết điểm dừng, chỉ cần có thế, đã đủ để được gọi là quân tử rồi.
 
Người quân tử luôn là mẫu hình hướng đến của xã hội xưa. Quân tử và tiểu nhân chính là hai vế đối lập nhau như nước với lửa. Không làm được quân tử cũng chớ làm kẻ tiểu nhân.
 
Khổng Tử cho rằng quân tử và tiểu nhân phân biệt nhau ở hai chữ “đức hạnh”. Quân tử coi đức hạnh là lẽ sống mà tự ước thúc bản thân, còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông. 
 
Lời nói, hành động của một người đều xuất phát từ tâm. Quân tử tồn giữ nhân đức, đạo lý trong tâm, lời nói hành động tự nhiên thiện lương nhân hậu, là người nhân đức, luôn yêu thương người khác.
 
Trong cuộc sống, những người mang các nét đặc thù như phẩm chất đoan chính của người quân tử thường mang tới cho chúng ta ấn tượng rất tốt. 
 
Hơn nữa, những người như vậy thường tránh xa những việc làm tranh đoạt danh lợi, vô cùng quý trọng danh tiếng của bản thân nên sẽ không bao giờ làm ra những việc thiếu đạo đức.
 
Bên cạnh đó, người quân tử còn yêu cầu rất nghiêm khắc với bản thân, sống có nguyên tắc và đạo đức. Họ chính là những người có đức hạnh cao thượng, không tranh đấu vô nghĩa.
 
Dù ở thời đại này có rất nhiều người sẵn sàng từ bỏ tôn nghiêm của bản thân để chạy theo danh lợi cao xa, nhưng vẫn có những người tin vào nét đạo đức thanh cao ở đời. Người quân tử thì sẽ không vứt bỏ phẩm hạnh của bản thân để chạy theo cái lợi phàm tục.
 
Với những người quân tử như vậy, chúng ta đối đãi với họ phải có lễ có tiết, không cần phải xum xoe lấy lòng, nhưng cũng không nên tranh đấu với họ. 
 
Hãy cứ dành cho người quân tử một sự tôn kính vừa đủ, bởi họ xứng đáng nhận được sự tôn trong đó từ chúng ta. Đừng bỏ lỡ 4 điều tu dưỡng đạo đức được bậc quân tử đề cao.

3 viec khong nen tranh dau tren doi 3
 

3. Không đấu THỜI với trời đất

 
Người xưa dạy rằng, 3 việc không nên tranh đấu trên đời bao gồm cả không đấu "thời cơ" với trời đất.
 
Sở dĩ nói như vậy là bởi, sống ở trên đời, hầu hết con người đều chạy theo danh vọng vẻ vang. Để đạt được điều đó, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết, nhưng kết quả có thành công như mong đợi hay không, lại phụ thuộc vào ý trời.
 
Cổ nhân có câu “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lý vô thì mạc cưỡng cầu”, có ý rằng, khi điều gì đó đã được sắp đặt sẵn thì nó sẽ đến đúng thời điểm. Còn nếu điều gì không được sắp đặt trước rồi thì không ai có thể làm nó xảy ra, vậy cần gì phải cố sức để thay đổi nó?
 
Làm người học được cách điềm nhiên đối đãi với hết thảy, dùng bình tĩnh để đối đãi với mọi sự công bằng và bất công bằng trong cuộc sống, thản nhiên tiếp nhận mọi sự an bài hợp ý và không hợp ý mình. Ấy mới là cách đối đãi của bậc trí giả.
 
Sống trên đời, điều gì đến thì hãy quý trọng, điều gì phải đi thì nên buông tay, như thế mới sống được tự do tự tại thực sự. Sống thuận theo tự nhiên là một loại trí tuệ, cũng là một loại cảnh giới cao của người giác ngộ.
 
Không so đo sẽ không khiến bản thân rơi vào vòng xoáy tranh đấu, không bị mệt bởi “người lừa ta gạt”, không tạo ra nhiều người thù địch, không sợ lúc nào cũng bị người khác hãm hại. Không so đo còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, có thừa tinh lực để làm việc mà mình mong muốn.
 
Ý trời vốn không thể tính trước được hay thay đổi nó theo ý muốn của bản thân. Con người trên thế gian, nếu như so đo, tính toán quá nhiều thì sẽ tạo thành một loại ràng buộc, bị mê lạc quá lâu thì sẽ tạo thành một loại gánh nặng. 
 
Vì vậy, đừng tranh đấu với ý trời, mọi sự đến và đi trong cuộc đời đều là duyên phận, đừng cố cưỡng cầu.
 
Khi có được điều gì hãy thật lòng trân quý, khi mất đi điều gì cũng đừng đau khổ tiếc nuối. Để ý quá nhiều, quá sâu sẽ khiến bạn mất đi một nửa hạnh phúc, xem nhẹ hết thảy sẽ khiến cuộc sống thăng hoa hơn, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
 
Người không tranh đấu không phải là người thua cuộc, cũng không phải là người nhu nhược hèn yếu, ngu ngốc, si đần mà là người rộng lượng, hiểu được “lùi một bước biển rộng trời cao”. 
 
Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn, thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn.
 
Tâm nhàn là phúc khí của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thanh thản. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, khoái hoạt, cuộc đời tươi sáng hơn rất nhiều.
 
 

Tin cùng chuyên mục

X