3 nguyên tắc dưỡng sinh trong tiết Thu Phân

Thứ Sáu, 23/09/2016 09:11 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Tiết Thu Phân khí hàn tới, bắt đầu bước vào thời điểm lạnh lẽo, cần giữ ấm và bảo vệ cơ thể. 3 lưu ý khi dưỡng sinh trong tiết Thu Phân dưới đây sẽ là trọng điểm, định hướng cho những người còn chưa hiểu rõ vấn đề này.


► Xem Lịch vạn niên, lịch vạn sự nhanh chóng, chuẩn xác nhất tại Lichngaytot.com

 
Dưỡng sinh trong tiết Thu Phân chủ yếu là cân bằng âm dương, chống lại hàn khí, đề phòng khô háo.
 

1. Phòng thu táo dẫn tới cảm cúm, ho khan

 
Trong tiết Thu Phân Thổ khí vượng, khí hậu khô ráo, tà khí khô háo xâm lấn làm cho người dễ nhiễm bệnh, thường gọi là “thu táo”. Nếu không chú ý dưỡng sinh, chú trọng tới nhiệt độ và độ ẩm của cơ thể thì chắc chắn sẽ phát sinh biến hóa lớn, sức đề kháng giảm sút, dẫn tới các bệnh cảm cúm, ho khan.
 
Thu táo lại chia thành ôn táo và hàn táo, kết quả đều dẫn tới âm khí tổn hao, da dẻ nứt nẻ, phổi đau rát, biểu hiện bên ngoài là khô môi, nghẹt mũi, đau họng, ho, chảy máu mũi, ho ra máu,….  Vì thế, nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, ăn thêm hoa quả, rau củ có chứa nhiều vitamin như súp lơ, cà rốt, củ cải, rau diếp, mộc nhỉ, củ từ,…

Bạn có biết: 24 tiết khí trong năm có những tên gọi gì, thời gian tương ứng, đặc điểm, ý nghĩa ra sao?
 

2. Vận động nhẹ nhàng

 
Dưỡng sinh trong tiết Thu Phân, nếu kiên trì tập luyện thể dục thể thao thì không chỉ có tác dụng điều dưỡng phổi, tăng cường công năng của phổi mà còn có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống đỡ lại sự xâm nhập của hàn khí.
 
Mùa thu dưỡng sinh láy “thu” làm chủ, tức là hấp thụ dương khí và bảo toàn năng lượng cho cơ thể, chủ yếu là vận động nhẹ nhàng, chậm rãi, không hoạt động cường độ mạnh, gấp gáp. Ngoài ra, còn có thể tham gia các hoạt động giải trí tinh thần như vẽ tranh, đi dạo, thư pháp,… để nội tâm rộng mở, thần trí tỉnh táo, lạc quan hơn.
 

3. Bổ sung thực phẩm có vị chua


 
Cần chú ý, “táo” của tiết Thu Phân không giống “táo” của tiết bạch Lộ, tiết Thu Phân là hàn táo nên ở phương diện ẩm thực hãy bổ sung các loại thực phẩm thanh nhẹ, ôn hòa như vừng, hạch đào, gạo nếp, cam, mã thầy, lê, quýt, sơn tra, táo, nho, mộc nhĩ, quả hồn, mật ong,…
 
Nên tăng cường các loại thực phẩm có vị chua như cam hoặc thực phẩm bồi bổ khí năng của phổi như củ cải, cà rốt. Không ăn quá no, tránh để dạ dày hoạt động mệt mỏi và tích tụ trong người gây bệnh.

Trình Trình