Ngày này, khi cuộc sống no đủ rồi các bậc phụ huynh có xu hướng nuông chiều con vì sợ con phải chịu khổ như mình. Cho dù xuất phát từ tâm ý tốt nhưng điều này vô tình lại gây ra những tác động không tốt cho các con của họ.
Thậm chí, có nhiều đứa trẻ trở thành những kẻ yếu đuối vì được bao bọc quá nhiều và không có khả năng tự lập trong cuộc sống.
Nếu các bậc cha mẹ không biết dạy dỗ các con sao cho đúng thì hãy thử tham khảo kinh nghiệm của vua Khang Hy truyền lại theo lời răn của ông như sau: “Yêu thương con mà không dạy cũng như ghét bỏ chúng; dạy mà không dựa vào Thiện thì dạy cũng như không”.
1. Con phải chịu đựng cái khổ trong học tập
Riêng quan điểm của Hoàng đế Khang Hy lại khuyến khích con trẻ nên được học tập từ lúc còn bé, tưởng rằng đó là cái khổ của trẻ trong hiện tại nhưng càng lớn chúng ta càng hiểu ra cái lợi của việc này.
Tư tưởng này khá tương đồng với người Do Thái khi họ cho con đi học sớm, giai đoạn quan trọng nhất đối với họ là khi trẻ 0-5 tuổi, vì sau lứa tuổi này não đã phát triển đầy đủ thì khả năng tiếp thu cái mới của trẻ sẽ chậm hơn.
Đó cũng có thể là lý do mà vua Khanh Hy khuyên chúng ta chớ nên đợi đến khi trưởng thành rồi, con người có quá nhiều thứ chi phối, việc học không còn tập trung được nữa. Khi còn nhỏ, chúng ta thường nghĩ rằng học tập và nghiên cứu là việc quá vất vả nhưng là điều rất cần thiết.
Theo lời chỉ dạy của Ngài thì việc học từ lúc nhỏ giống như ánh mặt trời tỏa sáng, còn đợi đến trưởng thành mới học thì chỉ giống như ánh sáng phát ra từ ngọn nến. Do vậy lúc còn ít tuổi, không nên lãng phí thời gian học hành.
2. Con phải chịu cái khổ vì lao động vất vả
Thực tế đã cho con người hiểu rằng, lao động chính là vinh quang, vì thế đừng thấy con căng thẳng, mệt mỏi trong công việc là đã muốn con buông bỏ ngay công việc đó vì chỉ muốn con nhàn thân.
Di huấn của Hoàng đế Khang Hy viết rằng, Thánh nhân lấy lao động làm phúc phận, coi hưởng thụ an nhàn là căn nguyên của tai họa.
Việc chỉ chon sự an nhàn mà lười lao động chỉ khiến bản thân lãng phí thời gian, lãng phí đời người.
Khanh Hy cho hay: "Ta cho rằng một người chăm chỉ lao động mới có thể cảm nhận được sự an nhàn chân chính. Nếu như chỉ biết theo đuổi thú vui chơi mà không lao động thì khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn sẽ không thể vượt lên. Một khi người này phải lao động vất vả liền không chịu đựng nổi và không còn cơ hội có thể hưởng thụ nữa".
Nhiều bậc cha mẹ sợ con vất vả mệt nhọc mà không đành lòng để con chịu khổ cũng là điều dễ hiểu nhưng càng yêu còn thì càng phải nghiêm khắc trong việc giáo dục con.
Đừng ngại sai bảo con làm việc này việc kia để rèn chúng tính tự lập, nếu không biết làm gì, lâu dần, con trẻ sẽ phát triển một thói quen xấu, khi không có bố mẹ ở bên chúng sẽ chẳng thể sống nổi.
Khi gặp phải hoàn cảnh éo le, chúng sẽ không tự biết lo liệu. Cần để con hiểu rằng cha mẹ được hưởng an nhàn là nhờ những ngày lao động vất vả đổi về mới có. Làm vậy mới giúp con trẻ thừa hưởng đức hạnh tốt đẹp của lao động và mài giũa khả năng vượt qua khó khăn.
3. Con phải chịu cái khổ trong lối sống, sinh hoạt
Vua Khang Hy từng dạy: "Tu thân sửa tính là việc làm hằng ngày. Đức hạnh của tiết kiệm được vun đắp từ mỗi hành động chi tiêu cho cuộc sống. Chiếc thảm ta dùng trong điện Kim Loan đã 30 đến 40 năm vẫn chưa thay mới. Đây là bởi vì ta tôn trọng đức hạnh của tiết kiệm, không dám ăn ở mặc một cách xa hoa".
Điều đáng muốn là việc này gây ra hệ lụy rằng bọn trẻ vẫn không quý hay nâng niu số tiền đó vì đó không phải là số tiền từ mồ hôi và nước mắt của chúng làm ra.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên hiểu rằng để con họ trưởng thành chỉ còn cách buông tay chúng ra để chúng tự trải nghiệm mọi cái khổ của đời người.