Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Lễ hội Gióng - Lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam

Thứ Ba, 02/03/2010 11:37 (GMT+07)

Hàng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), người dân bốn phương từ mọi ngả xa gần lại đổ về để xem lễ, dự hội. Lễ hội Gióng được cử hành trong không gian rộng, dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ.

(Ảnh minh họa)

Hội bắt đầu từ ngày 6 - 12 tháng 4 (âm lịch). Từ mùng 6 - 8 tháng 4, dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội mùng 9 tháng 4 có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa khí giới. Ngày 12 có lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận…

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, hội Gióng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Ví dụ, các ông “Hiệu” là hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng; “Phù Giá”, đội quân chính quy của ông Gióng; các “Ông Hổ”, đội quân tổng hợp; “Làng áo đen”, đội dân binh; “Cô Tướng”, tượng trưng các đạo quân xâm lược… Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. Hội Gióng thực sự là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở nước ta. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.

Sự hấp dẫn của hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

(Theo Vovnews)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X