Theo âm lịch, người ta có định ra ngày tốt - xấu, giờ cát - hung... Trong dân gian nhiều người tin là khi làm việc gì hệ trọng như xây nhà, dọn nhà, cưới hỏi, đi xa... đều phải chọn ngày, giờ tốt mới tiến hành...
Đã chọn ngày tốt, tất phải kiêng ngày xấu. Người ta cũng kiêng 3 ngày nguyệt kỵ trong tháng (âm lịch) là mùng 5, 14, 23 không nên khởi đầu làm việc gì cả. Dân gian mới có câu:
"Mồng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì"
Nhiều người không tin, cho đó là chuyện mê tín nhưng các nhà khoa học bằng thực nghiệm lại chứng minh rằng có ngày tốt - xấu, năm cát - hung...
Chọn ngày tốt xấu |
Lần đầu tiên các nhà khoa học thấy nhiệt độ mặt trời tăng vào năm 1933, các năm 1936 -1939 là thời kỳ nihệt độ mặt trời tăng lên cực độ. Đến năm 1943 nhiệt độ lại dịu dần.
Năm 1944 lại bắt đầu thời kỳ nhiệt độ mặt trời tăng dần. Giai đoạn nhiệt độ cực lớn là lúc sức khỏe con người bị ảnh hưởng tai hại. Nhiệt độ của vỏ mặt trời lúc cao nhất là 6000 độ, gây ra “bão mặt trời”. Năm 2003, trái đất và con người đã từng hứng chịu tác hại của “bão mặt trời”. Nhất là khi mặt trời có những vết đen và tỏa ra ánh sáng có nhiệt độ cực cao hàng mấy triệu độ thì lúc này tác hại của nó càng ghê gớm, nguy hiểm hơn nhiều.
Thỉnh thoảng, vỏ mặt trời lại nứt ra một lỗ hổng giống như miệng phễu, sâu hút đến tận phía trong. Từ những lỗ hổng này, sức nóng của mặt trời tỏa ra rất mạnh, gây nên nhiều tai họa cho trái đất.
Qua kính thiên văn, người ta thấy các lỗ hổng ấy có màu đen nên gọi là các vết đen của mặt trời. Mỗi khi trên mặt trời xuất hiện vết đen, người ta có thể tiên đoán sắp xảy ra việc gì hệ trọng trên trái đất. Và khi những lỗ hổng (tức những vết đen) lớn gấp hàng chục lần trái đất tỏa sức nóng xuống trái đất thì có thể gây nên những cơn giông tố, bão táp, lụt lội, động đất, các bệnh dịch, tai ương, những vụ tự sát, chết bất đắc kỳ tử...
Cũng may, nhờ khoa học thiên văn người ta có thể biết trước thời điểm nào trên mặt trời xuất hiện các vết đen và tìm cách ngăn ngừa các tác hại của chúng.
Tại hội nghị “Thiên văn phân tích” họp tại Nice (Pháp) vào tháng 6 năm 1938, bác sĩ Mourice Faure đã nói trước đại biểu của hơn 20 nước dự họp hội nghị: “Nhiều lần tôi đã báo trước cho các phi công và những người tổ chức các cuộc bay tập biết là vào ngày nào không nên bay, cho dù thời tiết rất tốt. Người ta không nghe tôi, thành ra máy bay gặp tai nạn, bị rơi, phi công hoặc bị chết, hoặc bị thương nặng...”.
Theo các nhà thiên văn học, khi có “bão mặt trời” thường có những nhiệt tuyến tỏa ra quá lớn làm thay đổi cả điện từ và việc truyền điện từ của bầu khí quyển đủ làm vỡ tan máy bay và hệ thần kinh các phi công. Nó cũng ảnh hưởng đến sóng phát thanh của vô tuyến điện.
Trong các tai nạn do nhiệt độ cực điểm của mặt trời gây ra, có cả các bệnh thời khí. Nhiều nhà bác học trên thế giới đã xác nhận rằng mỗi khi mặt trời có vết đen thì trên trái đất lại phát sinh các bệnh thời khí như cúm, dịch tả, dịch hạch, đậu mùa...
Giáo sư Ane Dias cho biết ở Brazil, vào thời kỳ có “bão mặt trời”, người ta không tiến hành các ca phẫu thuật. Bởi vậy, tất cả các bệnh viện ở thủ đô nước này đều liên hệ chặt chẽ với các đài thiên văn.
Như vậy, theo kinh nghiệm dân gian người ta quy định ngày tốt - xấu, năm cát - hung... để chọn lựa hoặc kiêng kị cũng không hoàn toàn mang tính chất mê tín dị đoan, mà cũng có cơ sở khoa học của nó. Sở dĩ có ngày tốt - xấu, năm cát - hung là do ảnh hưởng của bức xạ mặt trời và các hành tinh trong thái dương hệ.
Theo Khoahocvaphattrien