Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Giới thiệu cách tính giờ theo Can Chi và căn cứ để tính giờ theo Can Chi

Thứ Hai, 24/02/2020 16:40 (GMT+07)

 

1. Sự ra đời của Can Chi theo quan niệm của người xưa


Khi sáng tạo ra Can Chi, người xưa quan niệm thiên (trời) là căn bản, gốc; còn địa (đất) là ngọn ngành, gọi hai đơn vị căn bản là Thiên Can và Địa Chi

Quá trình lập ra Thiên Can, trong các số dương của Hà Đồ (tức các số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, người xưa lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm Can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương Can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm).

Tất cả 10 Can theo thứ tự là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Còn Địa Chi, trong các số âm (tức các số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10, người ta lấy số 6 ở giữa nhân đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Kết hợp 12 chi với thuyết âm dương sẽ có 6 dương Chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và 6 âm Chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi). 

Cach tinh gio theo can chi hinh anh
 

2. Cách tính giờ theo Can Chi


Trước đây, người ta tính giờ và gọi tên giờ dựa vào tên gọi của 12 con giáp, và cách xác định từng giờ ứng với từng con giáp phần nào dựa trên tập tính của các con vật mà nhà nông quan sát được. Cụ thể như sau:

Tý (23-1h): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.

Sửu (1-3h): Lúc trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.

Dần (3-5h): Lúc hổ hung hãn nhất.

Mão (5-7h): Việt Nam gọi mèo, nhưng Trung Quốc gọi là thỏ, lúc trăng (thỏ ngọc) vẫn còn chiếu sáng.

Thìn (7-9h): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ). Rồng chỉ là con vật do con người tưởng tượng ra, chứ không có thực.

Tỵ (9-11h): Lúc rắn không hại người.

Ngọ (11-13h): Ngựa có dương tính cao.

Mùi (13-15h): Lúc dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.

Thân (15-17h): Lúc khỉ thích hú.

Dậu (17-19h): Lúc gà bắt đầu lên chuồng.

Tuất (19-21h): Lúc chó phải tỉnh táo để trông nhà.

Hợi (21-23h): Lúc lợn ngủ say nhất.

Như vậy, qua cách tính giờ theo Can Chi, ta thấy được 1 giờ âm lịch dài bằng 2 giờ dương lịch.

Khi gọi thời gian theo Can Chi, người xưa còn chia thành đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Nếu muốn lấy số giờ chính xác nhất thì dùng giữa giờ, ví dụ như Chính Ngọ là 12 giờ trưa, Chính Tý là 0 giờ sáng...

Ngoài cách tính trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách tính can giờ qua can ngày dễ hiểu để ai cũng có thể tự tính cho mình.


Xem các bài viết khác:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X