Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Cách cải thiện trí tuệ cảm xúc dễ có sự nghiệp thăng tiến - 90% người thành công có EQ cao

Thứ Hai, 15/01/2024 17:17 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cách cải thiện trí tuệ cảm xúc EQ sau đây còn có thể giúp bạn được sự kết nối với chính mình và mọi người, càng dễ dàng thăng tiến, thành công ở mọi khía cạnh của cuộc sống.

Có vô số cách để cải thiện cuộc sống của bạn, nhưng rất có thể bạn đang bỏ qua một trong những lĩnh vực chính: Trí tuệ cảm xúc (hoặc EQ) của bạn, được định nghĩa là khả năng xác định và quản lý cảm xúc của chính bạn cũng như cảm xúc của người khác.

Cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn từ hạnh phúc, mối quan hệ và thậm chí là cả sự nghiệp.

Một cuộc khảo sát do TalentSmart thực hiện cho thấy: “90% những người làm việc hiệu quả đều có trí tuệ cảm xúc cao, với thu nhập trung bình mỗi năm cao hơn. Trí tuệ cảm xúc cũng chiếm tới 60% hiệu suất công việc".
 
Thực tế là IQ và EQ hoàn toàn khác biệt vì có những người rất thông minh nhưng chỉ số về trí tuệ cảm xúc rất thấp và một số người có trí thông minh trung bình lại rất giỏi trong việc thấu hiểu cảm xúc. Người ta cũng chỉ ra rằng EQ còn tác động mạnh mẽ hơn IQ khi nói đến thành công của một người.

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các cách cải thiện trí tuệ cảm xúc sau đây để nâng cao chỉ số EQ của bạn, giúp bạn dễ dàng đáp ứng nhu cầu cảm xúc của chính mình và của những người quan trọng nhất với bạn.
 
Cach cai thien tri tue cam xuc
 

1. Tìm các kỹ thuật giải tỏa căng thẳng phù hợp với bạn

 
Một trong những cách đơn giản nhất để cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn là xác định nguồn gốc gây căng thẳng và giải quyết chúng ngay lập tức.

Thực tế là mỗi khi rơi vào tình trạng căng thẳng chúng ta thường hành động như thể không phải là ta nữa. Dường như có thứ gì đó đang "che mờ tâm trí" của mình vậy. Thế nên tốt hơn hết là tìm cách giải tỏa căng thẳng càng sớm càng tốt để ta có được những quyết định khôn ngoan, hợp tình hợp lý hơn.

Bạn có thể thử các biện pháp giảm căng thẳng thường thấy như yoga, thở sâu và thiền... Tuy nhiên, có người lại phải chạy, đi bộ hoặc thậm chí chí hét to... mới cảm thấy được giải tỏa.
 
Nhìn chung, chính bạn phải tìm ra cách thức giảm căng thẳng phù hợp giúp giải tỏa các tiêu cực về mặt cảm xúc ngay lập tức.
 

2. Tạm dừng trước khi phán xét 

 
Đánh giá, phán xét dương như là bản năng của nhiều người đến mức chúng ta thậm chí không nhận ra mình đang làm việc đó.

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình, việc xác định những suy nghĩ phán xét của bạn và cố gắng nắm bắt nhịp độ trước khi phán xét trong tương lai có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
 
Khi bạn thực sự dừng lại để suy nghĩ về điều đó, bạn có thể thấy rằng bạn không khó chịu với họ, nhưng đang phải đối mặt với căng thẳng ở một phần khác của cuộc sống chính bạn. Có thể vì bạn không kiếm được tiền thì liền phán xét ai đó giàu có là do lừa đảo, làm ăn bất chính,...

Ví dụ từ nay về sau trước khi muốn đưa ra lời phán xét về người nào đó, một sự việc nào đó hãy bình tĩnh lại, khoan hãy nói ra, hoặc thậm chí đếm từ 1 đến 10 sẽ khiến bạn không muốn nói gì nữa. 

Bạn có thể thực hành luôn khi đồng nghiệp bàn tán về một scandal nào đó trên mạng thì nếu bạn định đưa ra bình luận hãy nghĩ: Biết đâu có những điều mình chưa biết về người ta, sau đó dừng lại việc nói ra những lời phán xét của mình.
 

3. Ưu tiên sự tử tế hơn là đúng đắn

 
Không thể phủ nhận rằng việc giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận là cảm giác tuyệt vời. Điều đó nói lên rằng, không phải mọi cuộc trò chuyện đều là vấn đề thắng thua. Hơn nữa, việc cố phân thắng bạn trong các cuộc tranh luận là một trong những việc các cặp đôi hạnh phúc không bao giờ làm trong khi hầu hết chúng ta lại mắc phải sai lầm này.

Khi bạn bắt đầu cảm thấy tính chất cạnh tranh tăng lên trong một cuộc trò chuyện bình thường, hãy làm những gì có thể để đặt lòng tốt lên hàng đầu và nhu cầu muốn thắng của bạn sau lưng. Và khi bạn đã sẵn sàng trở nên tử tế hơn, hãy bắt đầu biết im lặng đúng lúc để không khiến cuộc khẩu chiến bùng lên.
 

4. Ngồi lại với cảm xúc của chính bạn


Dù muốn là người tràn đầy năng lượng tích cực lắm nhưng chắc chắn bạn sẽ không tránh được những lần suy nghĩ tiêu cực dấy lên trong tâm trí mình. 

Việc hiểu cảm xúc của mình quan trọng hơn là trốn tránh nó. Sự thật là bạn muốn trốn cũng không được, chỉ khiến bản thân hay gặp rắc rối hơn mà thôi.

Thay vì cố gắng chống lại những cảm giác tiêu cực ngay lập tức, trước tiên hãy ngồi tĩnh lặng, quan sát chúng đang diễn ra trong đầu bạn.

Hiểu ý nghĩa của việc thực sự cảm thấy tức giận, tổn thương hoặc oán giận mà không có cách giải quyết ngay lập tức có thể giúp bạn giải quyết tốt hơn nguyên nhân gây ra những cảm giác đó và tìm ra những cách lành mạnh hơn để xử lý chúng. 
 

5. Học cách đón nhận lời phê bình 

 
Không bao giờ dễ dàng cảm thấy mình đang bị chỉ trích, nhưng học cách chấp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng là một phần quan trọng của việc trở nên thông minh về mặt cảm xúc.

Nếu ai đó đã làm tổn thương cảm xúc của bạn, bạn có xu hướng muốn bảo vệ bản thân bằng cách chống trả hoặc xúc phạm họ... Nhưng hãy chọn cách tạm dừng và bình tĩnh trước khi phản ứng.

Hiểu lý do tại sao những lời chỉ trích đó có thể cần thiết và học cách tin những gì người ta nói về bạn có thể đúng và điều chỉnh cách thể hiện của bạn là một bước tiến lớn hướng tới EQ ở mức cao hơn. 
 
Bạn chấp nhận những lời phê bình vì đơn giản là bạn chấp nhận điểm yếu của bạn. Hơn ai hết bạn hiểu rằng tất cả chúng ta không thể lúc nào cũng hoàn hảo.

Điều quan trọng là bạn phải chấp nhận điểm yếu của mình và học hỏi từ chúng, thay vì chỉ phủ nhận sự tồn tại của chúng. Đây thực sự là cách cải thiện trí tuệ cảm xúc hiệu quả mà không phải ai cũng có thể làm được.
 
Hanh trinh cam xuc can phai suy ngam
 

6. Lắng nghe tích cực

 
Có sự khác biệt lớn giữa việc chỉ lắng nghe và lắng nghe tích cực. Để cải thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc bạn cần cố gắng tích cực lắng nghe mọi người thay vì chỉ chờ đến lượt mình nói.

Hãy nhớ những gì họ đề cập, đợi cho đến khi họ nói xong hãy phản hồi và lặp lại một số điều họ đã nói, như là một cách thể hiện rằng bạn thực sự đã nghe những gì họ nói.
 
Thay vì nói về những gì bạn cảm thấy, trí tuệ cảm xúc lại là khả năng phản ánh lại những gì bạn đang nghe. Thế nên biết lắng nghe và tôn trọng đề xuất của người khác có thể giúp ích rất nhiều khi bạn đang nỗ lực nâng cao trí tuệ cảm xúc.

Mặc dù không phải mọi gợi ý đều có thể thực hiện được, nhưng việc học cách lắng nghe và cân nhắc trải nghiệm sống của người khác cũng như thông tin mà nó có thể cung cấp sẽ khiến bạn hòa hợp về mặt cảm xúc hơn về lâu dài. 
 

7. Thừa nhận khi bạn sai 

 
Dù khó khăn đến mấy thì việc thừa nhận mình sai là một bước tiến lớn trong cảm xúc của bạn. Mặc dù có thể sẽ không thoải mái, nhưng học cách thừa nhận sai lầm của mình và trưởng thành từ chúng, thay vì giấu chúng đi, sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về sức khỏe cảm xúc và sức khỏe các mối quan hệ của bạn về lâu dài.

Nếu cần thì hãy nói ra lời xin lỗi vì một lời xin lỗi chân thành có thể tạo nên sự khác biệt trong việc làm cho mối quan hệ của bạn với người khác trở nên lành mạnh hơn.

Học cách thừa nhận hành vi sai trái của mình và thực sự xin lỗi vì tổn thương đã gây ra cho người khác còn giúp người khác dễ dàng mở lòng với bạn hơn. 
 
Không chỉ là việc mình sai mà ngay cả thất bại cũng là vấn đề khó đối mặt. Thật khó để bỏ qua những thất bại, nhưng đối diện với nó giúp bạn trở nên thông minh hơn về mặt cảm xúc về lâu dài. Hãy coi những thất bại như những công cụ học tập, thay vì những sự kiện chẳng mang lại tác dụng gì nhiều hơn là làm bạn xao nhãng, sẽ giúp bạn trở nên khỏe mạnh hơn về mặt cảm xúc.
 

8. Học cách gọi tên cảm xúc của mình  

 
Khi bạn đang có những cảm xúc mạnh mẽ, thường rất khó để thể hiện chúng một cách điềm tĩnh. Bạn nên học cách giải thích những gì bạn đang cảm thấy và vượt qua nó mà không bộc phát cảm xúc là điều quan trọng.

Cho phép bản thân thừa nhận khi bạn cảm thấy bị tổn thương, thất vọng, buồn bã hoặc sợ hãi là một bước quan trọng để có được cảm xúc sẵn sàng hơn.
 
Dừng lại một phút vài lần trong ngày và tự kiểm tra xem mình đang cảm thấy gì? Đây là một bài tập tốt để thực hành chánh niệm. 
 
Tất cả chúng ta đều có những quan điểm vững chắc, giống như những phần cốt lõi của con người chúng ta. Việc tìm hiểu lý do tại sao bạn giữ những quan điểm đó và liệu chúng có thực sự chính xác hay không, có thể phải mất một chặng đường dài trong quá trình khám phá bản thân mình.
 

9. Cho phép bản thân nói không

 
Không thể phủ nhận có được những trải nghiệm mới là điều tuyệt vời và thậm chí có thể thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới. Điều đó nói lên rằng, biết giới hạn cảm xúc của mình và cho phép bản thân nói không là một phần quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của bạn.

Tuy nhiên bạn được phép nói không với những gì đang gây cho bạn khó chịu, hoặc có cảm giác "có gì đó sai sai". Cho phép bản thân tạm dừng một số hoạt động nhất định để có trạng thái cảm xúc cân bằng hơn là một bước tiến lớn để hòa hợp về mặt cảm xúc hơn.
 

10. Thừa nhận cảm xúc của người khác, của mình

 
Ở mức độ trí tuệ, bạn có thể biết rằng cảm xúc của bạn không phải là điều duy nhất quan trọng. Hãy thực hành nhận biết cảm xúc của người khác. Hãy bắt đầu với những người mà bạn biết rõ và cảm thấy thoải mái.

Trong quá trình tương tác, hãy tạm dừng và suy ngẫm xem người khác có thể cảm thấy thế nào. Sau đó hỏi họ: "Tôi nghĩ bạn đang cảm thấy… tôi có đi đúng hướng không?".
 
Cảm xúc và hành vi của chúng ta đều có nguồn gốc nào đó, nếu bạn chuẩn bị la mắng đồng nghiệp vì mắc lỗi hoặc sắp mắng vợ/chồng vì đã bỏ nhầm đồ vào máy rửa bát, hãy lùi lại và cố gắng suy nghĩ xem điều gì thực sự khiến bạn cảm thấy như vậy.

Có thể bạn có một ngày dài mệt mỏi, có điều gì khác làm bạn căng thẳng không? Hiểu được động cơ của bạn có thể giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát hành động, lời nói của bạn ngay sau đó.

Học cách chấp nhận rằng cảm xúc và niềm tin có thể thay đổi theo thời gian. Nhận ra lý do và cách thức mà ý kiến của riêng bạn cũng như của người khác đã phát triển, đồng thời đừng ép bản thân phải tuân theo những niềm tin hoặc ý kiến không còn phù hợp nữa.
 

11. Hãy trở nên đáng tin cậy

 
Sự đáng tin cậy là một thành phần chính của trí tuệ cảm xúc và là một thành phần quan trọng cần rèn luyện.

Nếu mọi người cảm thấy mọi điều họ nói với bạn đều trở thành tin đồn, họ sẽ không còn tin tưởng bạn nữa. Niềm tin là con đường hai chiều và có thể mở ra một thế giới của những mối quan hệ tình cảm lành mạnh với bạn nếu bạn bắt đầu coi nó là điều thiêng liêng.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X